Khảo nghiệm giải độc chất kích thích xoài ra hoa

Vừa qua, Cty CP Nông dược HAI đã tổ chức đánh giá quy trình khảo nghiệm giải độc chất kích thích ra hoa trên xoài bằng phân bón HAI Chyoda, Foliar Blend và Melspray 10-54-10.

Khảo nghiệm giải độc chất kích thích xoài ra hoa - khao nghiem giai doc chat kich thich xoai ra hoa 1 640x320
Triệu chứng ngộ độc chất kích thích trên xoài: (1) lá tạo thành chum, (2) ngộ độc nặng lóng ngắn, lá bị nhăn, (3) ngộ độc nhẹ hơn lá bị xoăn, (4) ngộ độc nhẹ lá dầy lên và chồi bị miên trạng

Hiện tình trạng sử dụng các chất kích thích ra hoa rất phổ biến, nhưng ít ai biết là nếu lạm dụng sẽ gây ra hiện tượng ngộ độc, cây trồng ngày càng khó ra hoa.

Theo điều tra riêng của cán bộ kỹ thuật Cty HAI tại vùng trồng cây ăn quả ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, nông dân địa phương có thói quen xử lý 2 – 3 lần hóa chất Paclobutrazol trên cây xoài và 4 – 5 lần trên cây chanh trong 1 vụ và tăng liều lên khoảng 150 – 300gr/gốc mà vẫn không ra hoa hoặc ra hoa ít, thậm chí một số cây sinh trưởng kém phải đốn bỏ.

Việc “tự ý” tăng liều lượng và số lần xử lý chất kích thích ra hoa còn khiến xoài thun đọt, lá nhăn nheo, rất khó ra cơi tiếp theo (kể cả ra đọt hoặc ra hoa). Trên cơ sở đó, HAI kết hợp cùng bà con nông dân tiến hành khảo nghiệm quy trình giải độc trên vườn xoài 15 năm tuổi đang gặp phải tình trạng ngộ độc, mặc dù bón 2 lần phân lân trong 6 tháng qua nhưng tỷ lệ ra đọt vẫn kém.

HAI tiến hành thực hiện khảo nghiệm theo 2 công thức: (1) Sử dụng phân bón phức hợp đa lượng HAI Chyoda và Phân bón lá Foliar Blend với nồng độ phun tương ứng là 0,2% và 0,1%; (2) Sử dụng HAI Chyoda và phân bón NPK hoà tan Melspray10-54-10 nồng độ phun 0,2%, với phương pháp phun tán và tưới gốc, xử lý 2 lần cách nhau 14 ngày, sau đó đối chứng với biện pháp xử lý ngộ độc thông thường của nông dân bằng phân lân. Lượng nước sử dụng 50 lít cho 3 cây, sau xử lý tưới đẫm trong 3 ngày liên tiếp.

Khảo nghiệm giải độc chất kích thích xoài ra hoa - khao nghiem giai doc chat kich thich xoai ra hoa
Sau xử lý, cây xoài có biểu hiện đâm chồi (ra cựa gà), còn cây đối chứng chỉ ra chồi trên các cành không có dấu hiệu ngộ độc

Kết quả cho thấy, tưới gốc kết hợp phun tán HAI Chyoda và Melspray 10-54-10 kích thích chồi ra sớm, vươn dài và đồng loạt hơn, nhưng lá non vẫn còn triệu chứng ngộ độc. Kế đến là HAI Chyoda và Foliar Blend cũng thúc đẩy ra chồi mập và lá thẳng hơn, không còn triệu chứng ngộ độc so với tập quán của nông dân.

Ông Nguyễn Hồng Tăng, chủ vườn xoài ở xã Mỹ Xương thừa nhận, trước khi xử lý, rễ cây hầu như bị hư và thối đen do lạm dụng Paclobutrazol, nhưng mô hình sử dụng HAI Chyoda và Melspray 10-54-10 đã giúp rễ phục hồi và phát triển mạnh, chồi ra nhiều hơn, khả năng phục hồi cao.

Đặc biệt, nghiệm thức HAI Chyoda và Foliar Blend là tốt nhất, đọt non phát triển không còn triệu chứng ngộ độc. Từ đây, HAI đang tiếp tục nghiên cứu cải tiến để đưa ra quy trình tối ưu và chuyển giao kỹ thuật cho bà con nông dân áp dụng rộng rãi trong thời gian sớm nhất.

THÔNG TIN SẢN PHẨM

Phân bón lá Foliar Blend (thành phần B: 300 ppm, Co: 20 ppm, Zn: 500 ppm, Mn: 1.000 ppm, Mo: 20 ppm): kích thích rễ cây trồng phát triển mạnh, tăng tổng hợp dinh dưỡng, năng suất, cải thiện chất luông nông sản, kích thích hạt nảy mầm nhanh, tăng sức đề kháng sâu bệnh, thời tiết.

Phân NPK hoà tan Melspray 10-54-10 (thành phần N: 10%, P2O5: 5%, K2O: 10%, Fe: 260 ppm, Mn: 320 ppm, Zn: 230 ppm, B: 100 ppm, Cu: 75 ppm): giải độc phèn, ngộ độc hữu cơ, giúp ra hoa nhiều, đồng loạt, chống rụng hoa, màu sắc nông sản đẹp, hương vị thơm ngon.

Phân bón phức hợp đa vi lượng HAI Chyoda (thành phần N: 14%, P2O5: 17%, K2O: 12%, S: 12%): cải thiện PH đất, tăng hấp thu lân, giúp cây trồng phát triển rễ, thân, cành, lá, phục hồi nhanh sau thu hoạch.

Nguồn: Sưu tầm

Thảo luận cho bài: Khảo nghiệm giải độc chất kích thích xoài ra hoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *