Kỹ thuật trồng cây gai xanh phần 4: Sản xuất cây thương phẩm

Sau khi cây phát triển tốt trong vườn ươm thì cần đưa ra diện tích trồng đại trà. Gai Rami có thể trồng ở đồng bằng đất sét pha cát (nơi trồng lúa không hiệu quả bằng trồng cây Rami) hoặc trồng trên bãi bồi nơi không bị ngập nước mùa mưa hoặc má bờ đê chắn lũ (vì rễ gai ken chặt chống sạt lở đê kè).

Với những đặc tính sinh học của cây gai Rami đã được trình bày ở phần trên nên vùng trồng cần có độ ẩm và không úng ngập nước, không có sương giá, gió Lào (gió nóng khô).

Cây gai là cây sống nhiều năm (7 – 20 năm) nên đưa cây gai vào trồng trên ruộng bậc thang địa hình đồi núi là thích hợp.

I. VÙNG ĐỒI NÚI VÀ ĐỒNG BẰNG

Vùng đồi núi nên chọn những chân đất ruộng bậc thang nằm bên dưới, thảm rừng rậm thường xanh phía trên, tốt nhất phía trên ruộng là các rừng lim, rừng luồng, nứa, giang.

Ở vùng núi do địa thế, địa hình khác nhau nên khí hậu, thổ nhưỡng cũng thay đổi khá lớn, nên lựa chọn đất bằng phẳng ở chân núi, đất núi và sườn núi có độ dốc thấp để trồng gai.

Ở vùng đồi núi nên chú ý hướng dốc và độ dốc của đất trồng gai. Hướng dốc về phía Nam hoặc Đông Nam là tốt nhất, có thể ngược hướng gió hướng về phía mặt trời, mùa xuân đất ấm lên nhanh, có lợi cho việc mọc mầm sinh trưởng cây gai, nhưng nhiệt độ giữa ngày và đêm có sự khác biệt lớn, cần chú ý phòng sương giá. Thông thường độ dốc quá lớn, đất và nước bị trôi mất khá nghiêm ừọng, đất trở nên cằn cỗi, nên chọn đất có độ dốc trong vòng 10 độ, lượng đất màu bị trôi đi ít, tầng đất tương đối sâu, có lợi cho sự sinh trưởng của cây gai.

Đất đồng bằng địa hình bằng phang, tầng đất dày tương đối màu mỡ, dễ cho việc trồng cây gai, nhưng điều kiện thông gió, ánh nắng chiếu sáng và thoát nước không bằng vùng đồi núi, bởi thế, cần lựa chọn đất có địa thế tương đối cao và vị trí nước ngầm tương đối thấp đế trồng gai, đặc biệt là phải xử lý sâu rãnh thoát nước, tránh đọng nước, đề phòng làm chết cây hàng loạt.

Bản chất của cây gai Rami là cây “hơi ưa bóng râm”, nhưng không thể sống và phát triển dưới tán rừng rậm. Vì vậy người ta có thể trồng cây gai xen với cây công nghiệp khác ừên nương rẫy. Phương pháp trồng xen này là xen từng vạt với nhau (xem hình 10).

Kỹ thuật trồng cây gai xanh phần 4: Sản xuất cây thương phẩm - ky thuat trong cay gai xanh 640x509

Kỹ thuật trồng cây gai xanh phần 4: Sản xuất cây thương phẩm - ky thuat trong cay gai xanh 1 464x640

Kỹ thuật trồng cây gai xanh phần 4: Sản xuất cây thương phẩm - ky thuat trong cay gai xanh 2Kỹ thuật trồng cây gai xanh phần 4: Sản xuất cây thương phẩm - ky thuat trong cay gai xanh 3

II. THỔ NHƯỠNG

Thông thường cây gai không quá kén chọn thổ nhưỡng nhưng tính chất vật lý và độ màu mỡ của thổ nhưỡng cũng có ảnh hưởng nhất định với sự trưởng thành sinh trưởng của cây gai. Trồng gai ở thổ nhưỡng quá dính, hệ rễ sinh trưởng sẽ chịu ảnh hưởng, nhất là khi đất bị trữ nước, gốc gai sinh trưởng chậm chạp, lá gai biến thành màu vàng, gốc gai dễ bị thoái hóa sớm. Đất có hàm lượng đá sỏi quá nhiều hoặc đất cát bị càn, do kết cấu thổ nhưỡng kém, chất hữu co ít, độ đạm thấp, không thể giữ nước giữ đạm, hệ rễ không phát triển, sinh trưởng không tốt, ảnh hưởng đến sản lượng. Thông thường trồng gai ở thổ nhưỡng màu mỡ có lóp đất dày trên 75 cm là tốt nhất.

Tóm lại, trong vấn đề chọn đất trồng gai nên căn cứ vào đặc điểm từng loại đất, chọn đất tương đối màu mỡ, tiêu nước tốt, chống gió, đón nắng mặt trời, độ dốc nhỏ hoặc đất rộng nối liền tập trung giữa núi hoặc giữa đồi để trồng cây gai là tốt nhất.

IH. KỸ THUẬT TRÒNG CÂY GAI KAMI

Cây gai là loại cây rễ sâu, thân và hệ rễ dưới đất rộng, nên chất lượng toàn bộ đất có ảnh hưởng trực tiếp tới sự sinh trưởng, trưởng thành và tuổi thọ của hạt gai, bởi thế nhất định phải đào sâu toàn bộ đất, làm tơi đất, cải thiện kết cấu đất, trồng dày thêm nhiều tầng.

Với thổ nhuỡng quá dính, nên trộn thêm cát hoặc phân tro để cải thiện kết cấu thổ nhưỡng. Với đất đồi hoặc đất núi, thông thường trước khi trồng gai nên đào sâu khoảng 1 thước, xới đất bên dưới lên, lật đất bên trên xuống, trồng dầy thêm nhiều tầng, xới tung các miếng đất, loại bỏ cỏ, làm thông kênh thoát nước, nối liền các thửa lại với nhau thành khoảng lớn, căn cứ vào địa hình địa thế mở rộng hợp lý, sau đó trồng gai. Khu đất bằng phẳng, đất thường màu mỡ, nhưng vị ừí nước ngầm khá cao, điều kiện thoát nước kém, nên sau khi làm tung các miếng đất lên, nên mở rộng trồng gai, rãnh thoát nước ở 4 phía, đề phòng nước tù.

IV. TRỒNG CÂY RA ĐẤT SẢN XUẤT

4.1. Làm đất và lên luống

4.1.1. Làm đất

Đất trồng gai là đất bãi bồi phù sa có pH «6-7 hoặc đất đồi núi ở những chân ruộng bậc thang, miền núi quen gọi là “đất một vụ” có pH « 5 – 5,5.

Phần thân ngầm của cây gai Rami bò lan ra dưới mặt đất. Rễ từ gốc đầu tiên đâm ra (gọi là rễ cấp 1 cấp 2). Rễ từ thân ngầm đâm vào đất gọi là rễ cấp 3. Rễ cấp 1 có khi đâm sâu vào đất 1 – 2 m.

Do vậy trước khi trồng cần xới xáo vài lần cho đất tơi xốp. Dụng cụ cơ giới cày trên đất dốc tốt nhất là dùng cày T5.Z4 (xem hình 11).

Như phần sinh học của cây gai Rami ở phần trên đã trình bày. Cây gai rất cần độ ẩm của đất nhưng bị chết nhanh chóng khi đất ngập nước. Do vậy ở trên ruộng bậc thang ở đồi núi hay ruộng ở bãi ven sông và đồng bằng cần bố trí có nơi cho nước vào và nơi tháo nước chảy đi, không để đất ngập nước.

4.1.2. Lên luống

Bề mặt luống rộng 50 – 60 cm, cao 10-15 cm, giữa hai luống cách nhau 40 – 50 cm làm lối đi và nơi cung cấp nước và bón phân sau khi trồng.

Đối với ruộng bậc thang trên đất dốc thì luống nên bố trí theo đường đồng mức của ruộng bậc thang. Đối với đất đồng bằng ven bãi thì luống nên bố trí song song với dòng sông.

4.1.3. Cuốc hố

Sau khi lên luống thì tiến hành cuốc hố để chuẩn bị đưa cây vườn ươm ra trồng.

Hố sâu 10-15 cm, rộng 20 X 20 cm. Hố cách hố là 25 cm.

Hố được bón lót bàng 1/2 kg phân chuồng có trộn với 50 g bào tử nấm từ 2 loại thuốc Biobauve 5DP và Vimetarzim 95DP để trừ ấu trùng cánh cứng, rệp sáp và mối ăn cây sống.

Dùng cuốc xới trộn đều thuốc với phân bón lót và lấp một lớp đất mỏng trên mặt hố.

4.1.4. Chọn thời vụ trồng

Thời vụ trồng rất quan trọng đến tỷ lệ sống của cây gai con. Tùy từng địa phương nên chọn thời vụ trồng cây Rami vào đầu mùa mưa. Không nên ừồng cây Rami vào mùa khô hạn. Đặc biệt ở Tây Bắc, Tây Thanh Hóa, Nghệ An nên tránh trồng vào mùa khô nóng.

Trong trường hợp đã trồng cây mà có gió nóng khô thổi qua thì cần bố trí máy tưới phun (xem hình 14) để tăng độ ẩm cho cây khỏi chết vì thiếu nước.

Ở Tây Nguyên đất đai màu mỡ, ở những vùng cao gần hồ chứa nước thời vụ trồng có thể kéo dài hon vùng núi khác.

Kỹ thuật trồng cây gai xanh phần 4: Sản xuất cây thương phẩm - ky thuat trong cay gai xanh 4 640x360

4.1.5. Kỹ thuật trồng cây

Khi cây con trong vườn ươm đã cao 15 – 20 cm thì có thể đem ra trồng trên những thửa đất đã chuần bị trước.

Mỗi hố trồng 2 cây để phòng năm thứ 3 – năm thu hoạch lớn có nhiều cây bị thối gốc phải loại bỏ bớt cây.

Khi đã trồng xong cần lấp một lớp đất mỏng ngay miệng bầu ươm. Nếu bầu ươm là nilon không hủy thông thường bán trên thị trường thì cần dùng dao nhỏ rạch bỏ vỏ bầu trước khi trồng.

Nếu dùng vỏ bầu là nilon tự hủy thì có thể đưa cả bầu xuống hố. Sau vài ba tháng khi rễ phát triển, vỏ bầu tự phân hủy, cho rễ phát triển ra ngoài vỏ bầu.

4.2. Bón phân cho cây gai khi cây đã bén rễ

Chất dinh dưỡng chủ yếu cây gai cần thiết là nitơ, phốtpho, kali. là cơ sở để cây gai sinh trưởng và phát triển. Nitơ có thể thúc đẩy gốc gai sinh trưởng, làm cho số lượng gốc gai và gốc có hiệu quả gia tăng, thân khỏe, lá nhiều; khi thiếu lá chuyển sang màu vàng, phân gốc ít, tầng sợi mỏng, dẫn đến giảm sản lượng; phân đạm quá nhiều khiến gốc gai dài, thân mềm yếu, trương thành muộn màng, tế bào sợi mỏng, dễ bị bệnh hại và đổ gục, ảnh hưởng tới sản lượng. Phốtpho có thể thúc đẩy phát triển sợi, rễ hệ sinh trưởng và hạt chín, có tác dụng tương đối với việc gia tăng sản lượng. Nếu thiếu phốtpho, gốc gai trưởng thành chậm, sản lượng giảm thấp. Kali có thể thúc đẩy quá trình tích lũy xenlulo và làm dầy màng tế bào, khiến thân càng dẻo dai, tăng khả năng kháng gió, kháng bệnh của cây; thiếu kali, gốc gai sinh trưởng không tốt, dễ bị đổ và nhiễm nấm bệnh. Nông nghiệp trồng gai các huyện miền núi tỉnh Hòa Bình thường vào giai đoạn giữa và cuối quá trình sinh trưởng của gai, rắc lên mặt lá tro đốt cỏ là một biện pháp quan trọng để tăng sản lượng. Lượng dinh dưỡng hấp thụ được trong ba mùa mỗi năm của mỗi hecta gai là đạm urê: 220 kg, lân Văn Điển 41 kg, kali 129 kg. Theo thí nghiệm năm 2006 của Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Các chế phẩm sinh học (Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), ngoại trừ các nguyên tố đạm, phốtpho, kali và canxi ra, các nguyên tố vi lượng như bo, mangan, kẽm, đồng, magiê cũng có tác dụng nhất định đối với sản lượng và chất lượng gai, nếu thiếu hoặc quá nhiều cũng khiến gai sinh trưởng kém.

Phân vi sinh dùng bón cho cây gai là phân được tạo từ than bùn (hàm lượng axit humic từ 1,5 – 2%) kết hợp với N.P.K (2.3.5). Vi sinh ở đây dùng nấm cộng sinh cho cây gai là Mycorrhiza. Loại nấm cố định đạm cho cây gai. Ngoài ra còn dùng các nấm phân giải xenlulo phân giải oxit phốtpho có trong đất.

Trong phân vi sinh có một lượng vôi để trung hòa chất chua trong đất.

Các vi lượng như bo, mangan, kẽm, đồng, magiê… cũng được đưa vào hỗn hợp phân vi sinh.

Vì nhu cầu cần nước của cây gai rất lớn nên giúp cho đất giữ được nước cho gai cần đưa vào phân vi sinh tỷ lệ chất giữ nước (ví dụ Ma500 của Trung Quốc hay các sản phẩm giữ nước của Viện Hóa học việt Nam…).

Nguồn: Sưu tầm

Thảo luận cho bài: Kỹ thuật trồng cây gai xanh phần 4: Sản xuất cây thương phẩm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *