Những tiêu chí đánh giá cây bonsai cổ thụ

Cây bonsai cổ thụ được xem như đỉnh cao của nghệ thuật bonsai. Là một loại hình nghệ thuật, một thú chơi, cây bonsai cổ thụ cũng có những tiêu chí nhất định để người chơi “thẩm định”, đánh giá nó.

Cây Bonsai cổ thụ cũng giống như một cây hoang dã trong tự nhiên đã sống lâu năm: dáng đứng phải liêu xiêu, thân cây lại bị nhiều thương tật từ gốc cho đến ngọn do phải chống chọi với khí hậu, thời tiết khắc nghiệt gây ra triền miên từ năm này sang năm khác.

Đặc trưng của cây bonsai cổ thụ là có phần rễ cây mọc lồi hẳn lên khỏi bề mặt đất cùng với nhiều u nần sần sùi, bò ngoằn ngoèo ra nhiều hướng như đang cố tìm kiếm 1 điểm tựa vững chắc để giữ thế đứng sắp xiêu đổ của cây già.

Gốc cây thường phình to với những đường rạn nứt chằng chịt.

Những tiêu chí đánh giá cây bonsai cổ thụ - cay bonsai co thu1 300x200

Cây bonsai cổ thụ và những tiêu chí đánh giá (hình 1)

Cây đã được gọi là cổ thụ thì thân cây tuyệt đối không thể thẳng thắn, không suôn đuột, vỏ không thể trơn láng như cây còn non, mà phải nổi lên những u nần, những hang hốc lồi lõm. Vỏ cây do bị rám nắng chịu mưa gió lâu năm, do bị khô nhựa nên sẽ trở nên sạm màu nứt nẻ và nhăn nhún. Có nơi vỏ cây dọc thân hay dọc cành bị toác ra từng miếng lớn, hoặc bị “xé” toạc từng mảng dài… những thứ thương tật này chúng ta thường chỉ thấy ở nhiều cây sống lâu năm nơi hoang dã, do thời tiết và khí hậu khắc nghiệt tạo nên chính vì thế nó cũng là những đặc trưng cần có khi tạo hình cho cây bonsai cổ thụ.

Thân cây cần hằn sâu những hốc lõm, nhiều nơi còn có thể có những mảng vỏ bị toạc ra phơi bày lõi gỗ bên trong trắng hếu. Đó sẽ là chứng tích của sự tàn phá khốc liệt của nắng mưa, gió bão.

Nhiều cành cây gần như trơ trụi với tán lá xơ xác. Thậm chí có những cành còn bị gãy ngang còn trơ lại những mảnh lõi cây nhọn.

Muốn tạo được phần thân của cây Bonsai ra dáng cổ thụ ta cần phải tạo những u nần, hang hốc, tạo lớp vỏ sần sùi, và một vài chỗ vỏ bị toác ra theo từng mảng ngắn, dài khác nhau. Cách tạo những thương tích này trên thân cây xưa nay gần như mỗi nghệ nhân lại sẽ có những kinh nghiệm riêng.

Những tiêu chí đánh giá cây bonsai cổ thụ - cay bonsai co thu2 300x225

Cây bonsai cổ thụ và những tiêu chuẩn đánh giá (hình 1)

Về nghệ thuật lão hóa Bonsai của Nhật Bản, có thể nhắc đến nghệ thuật tạo JINS và SHARIS. Trong tiếng Nhật Jins có nghĩa là Đấng Toàn Năng, nhưng trong Bonsai lai dùng để mô tả một cành cây chết đã bị bóc hết vỏ, còn trơ trụi phần lõi gỗ bên trong cũng như bị sạm màu qua năm tháng. Còn Sharis là để tạo ra những mảng vỏ ờ thân hoặc ở cành bị toác ra, cũng phơi trần phần lõi gỗ bên trong, và cũng đã ngã màu theo năm tháng. Jins và Sharis góp phần tạo nên những thương tật cho Bonsai, giống hệt như các cây cổ thụ hoang dã ở bên ngoài bị tật bệnh hoặc khí hậu và thời tiết khắc nghiệt tác hại lâu ngày mà nên.

Nguồn: sưu tầm

Thảo luận cho bài: Những tiêu chí đánh giá cây bonsai cổ thụ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *