Kỹ thuật trồng cây gai xanh phần 5: Phòng ngừa sâu bệnh cho cây gai xanh

Lá gai là loại lá thịt không có độc nên là thức ăn cho rất nhiều loại côn trùng ăn lá. Mức độ hại của từng loại côn trùng ở những vùng khác nhau không giống nhau.

Côn trùng hại cây gai có thể liệt kê so bộ bằng bảng kê dưới đây:

Kỹ thuật trồng cây gai xanh phần 5: Phòng ngừa sâu bệnh cho cây gai xanh - phong ngua sau benh cho cay gai xanh 640x500

Kỹ thuật trồng cây gai xanh phần 5: Phòng ngừa sâu bệnh cho cây gai xanh - phong ngua sau benh cho cay gai xanh 1 640x479

Kỹ thuật trồng cây gai xanh phần 5: Phòng ngừa sâu bệnh cho cây gai xanh - phong ngua sau benh cho cay gai xanh 2 640x381

Ngoài ra ở một số địa phương còn gặp một số sâu hại khác trên gai.

Cây gai là cây rất dễ bị sâu hại phát triển. Do vậy để đảm bảo an toàn cho cây gai thì người trồng gai phải chuần bị trước

thuốc sinh học và các thiết bị phòng trừ sâu bệnh hại. Với côn trùng ăn rễ hoặc có giai đoạn nằm nghỉ đông dưới gốc cây có thể trừ bằng thuốc Biobauve 5DP (thuốc do Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Các chế phẩm sinh học sản xuất).

Chăm sóc, bón phân, làm cỏ

Cây gai mới đưa ra trồng cây còn nhỏ, tầng ánh sáng còn lọt nhiều xuống đất nên cỏ có thể mọc nhanh chiếm bớt phần dinh dưỡng của cây. Vì vậy sau khi trồng chừng 10-20 ngày cần chú ý bỏ cỏ trên luống gai. Càng về sau lá gai phát triển che hết ánh sáng nên cỏ dưới gốc cây gai không phát triển được nữa

Bón phân bổ sung, tăng cường độ ẩm cho đất

Sau mỗi vụ thu hoạch cây đã lấy đi từ đất nhiều chất dinh dưỡng. Vì vậy sau khi thu hoạch cần bón phân bổ sung.

Phân bón có thể hòa vào nước rồi tưới đều trên bề mặt luống. Không nên cuốc xới nhiều vì rễ phụ và thân ngầm đã ken dày khắp mặt luống.

Kiểm soát những cây bị nấm cổ rễ phá hoại thì phải nhổ bỏ, xử lý thuốc thối cổ rễ ngay.

Phun thuốc kích thích tăng chiều cao của cây

Cây gai xanh Rami là cây trồng để lấy tơ từ vỏ để phục vụ ngành dệt may. Vì vậy cây càng dài, càng cao thì sản lượng càng cao và xơ bông sau này càng dài.

Vì vậy ngay khi ở vườn ươm hay khi mới trồng ra nơi sản xuất ta có thể phun một lượng kích thích tăng trưởng. Dùng Gibberellin pha vào cồn rồi cho tan vào nước lã với nồng độ

10 ppm để phun vào đỉnh cây gai. Làm như vậy cây gai có thể tăng trưởng hơn 10-15%.

Chúc bà con thành công!

Nguồn: sưu tầm

Thảo luận cho bài: Kỹ thuật trồng cây gai xanh phần 5: Phòng ngừa sâu bệnh cho cây gai xanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *