Kỹ thuật trồng cây gai xanh, phần 3: Sản xuất cây giống

Cây gai có nhiều nguồn gốc xuất xứ và nhiều dòng khác nhau. Dòng gai nâu bản địa có năng suất rất thấp, nhung có sức sống rất cao, thích nghi với mọi hoàn cảnh khí hậu đất đai.

Dòng gai xanh bản địa chỉ có ở một số nơi ầm và khí hậu ôn hòa nhu Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn và vùng cao Thanh Hóa. Ở Trung Quốc người ta cũng có nhiều dòng nhiều xuất xứ khác nhau. Người ta đã tìm được dòng có năng suất rất cao thích hợp cho việc sản xuất trên quy mô lớn.

Vì vậy khâu đầu tiên trong quá trình sản xuất cây con là phải xác định được dòng chuẩn cần phát triển cho vùng sản xuất đã xác định.

Xây dựng khu vườn ươm giống

Vườn ươm giống phải chọn nơi gần vùng sản xuất lớn. Chọn nơi đất bàng phẳng có gần nguồn nước tưới. Đất vườn ươm cây giống gai xanh Rami tốt nhất là đất màu có hàm lượng sét pha cát tơi xốp.

Thiết kế vườn ươm giống cây gai như tạo vườn ươm giống cây lâm nghiệp. Phía trên có giàn che lưới chống sương giá, chống nắng (xem hình 7: Vườn ươm cây Rami ở trại ươm giống tại Hòa Bình).

Kỹ thuật trồng cây gai xanh, phần 3: Sản xuất cây giống - san xuat cay gai xanh con 447x640

Kỹ thuật trồng cây gai xanh, phần 3: Sản xuất cây giống - san xuat cay gai xanh con 1 640x373

Kỹ thuật trồng cây gai xanh, phần 3: Sản xuất cây giống - san xuat cay gai xanh con 2 412x640Tạo cây non

Tạo cây gai Rami con có thể bằng 3 cách sau đây:

  • Ủ cho hạt cây nảy mầm.
  • Nhân vô tính hom thân: Hom thân “khí sinh” và hom thân ngầm “địa sinh”.
  • Nuôi cấy mô thực vật.

 Ủ cho hạt nảy mầm

Công việc ủ cho hạt nảy mầm và gieo hạt vào vườn ươm được tiến hành theo các bước sau:

* Chuẩn bị vật tư:

  • 1 túi vải, thường cỡ túi theo số lượng hạt nhiều hay ít.
  • Cát mịn đã rang khô để khử mầm bệnh cây có sẵn trong đất.
  • Thuốc kích thích nảy mầm mua ở cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu là hạt mới thu thì không cần hóa chất này.
  • Một chậu đựng nước, một cân tiểu ly 10 – 1000 g.
  • Giấy báo hoặc giấy thấm nước.

* Xử lý hạt: Trộn 1 phần hạt 2 phần cát nguội đã khử nấm bệnh trộn đều (nếu là hạt cũ thì trộn thêm 5 ppm chất kích thích nảy mầm).

Tất cả cho vào túi vải buộc kín miệng túi.

Ngâm nước ấm 45°c – 50°c (1 sôi 1 lạnh) (ở ủ hạt lúa hay hạt bạch đàn người ta dùng 3 sôi 2 lạnh).

Ngâm túi vào nước ấm 8 – 10 giờ. Khi soi lúp thấy hạt trương lên là được.

* Ủ mầm: Buộc túi đặt nơi ấm 20 – 30°c trong 1-2 ngày. Soi lúp thấy hạt nứt nanh là được.

* Hong khô: Đổ hạt ra tờ báo hoặc tờ giấy lọc thấm nước, khi sờ tay thấy hạt cát không dính tay là được.

* Lên luống:

  • Như trồng hạt mùi, hạt cải.
  • Phun thuốc trừ kiến toàn bộ bề mặt luống vì kiến rất thích tha hạt nảy mầm.
  • Làm giàn che như ươm cây lâm nghiệp, có lưới che vườn ươm (có bán sẵn ở thị trường) (xem hình 7).

* Gieo hạt:

  • Dùng rây sắt, hoặc rổ sắt có cỡ lỗ cho hạt cát và hạt Rami lọt xuống dễ dàng. Đổ hạt và cát trộn đã hong khô vào rây hoặc rổ nhỏ. Lắc đều rây trên mặt luống. Bố trí sao cho hạt phân bố đều và thua (không cho hạt vón vào một chỗ sau này khó đánh cây vào bầu). Phủ một lớp đất mỏng trên hạt.
  • Lấy rơm phủ trên mặt luống.
  • Phun thuốc trừ kiến nhẹ 1 lần nữa.
  • Phun suơng ẩm trên mặt luống cho hạt nảy mầm. Chờ cho cây mọc cao 10 -15 cm thì đánh vào bầu ươm.

Chú ý: Hạt gai trên 10°c bắt đầu nảy mầm. Nảy mầm nhanh ở 40 – 50°c, trên 60°c mầm bị teo lại.

 Nhân giống bằng hom thân cây gai Rami

Dùng dao thật sắc, cắt vát đoạn dưới đốt có nách lá hoặc đốt của thân cây ngầm dưới mặt đất một đoạn dài 15- 20 cm. Khi cắt song nhúng ngay vào thuốc kích thích ra rễ và cắm ngay vào các luống cát ẩm có phun mù nhẹ. Khi cắt hom cần xử lý ngay không nên để qua đêm

Sau 15-20 ngày thấy lá non nảy mầm và các mô sẹo chỗ hom bị cắt vát đã mọc rễ trắng thì có thể cho vào bầu. Cũng có thể cắm ngay hom vào bầu ươm sau đó loại dần những bầu cây bị chết không nảy rễ.

Có thể tạo cây con bằng nuôi cấy mô

Cây gai Rami dễ nảy sinh vô tính nên việc nuôi cấy mô giá thành cây sẽ đắt tiền. Do vậy việc nuôi cấy mô gai kém hiệu quả về mặt kinh tế nên cần tính toán kỹ khi sử dụng phương pháp nuôi cấy mô để tạo cây gai giống cho vườn ươm.

Thành phần ruột bầu ươm cây gai kami

Cây gai con ở giai đoạn “đầu đời” là hết sức quan trọng. Vì vậy thành phần dinh dưỡng trong ruột bầu giúp cho cây sinh dưỡng tốt trước khi được đem trồng trên đất đồi núi ngoài tự nhiên.

* Thành phần ruột bầu ươm gồm các chẩt sau:

  • Đất mùn tầng mặt.
  • Phân N.P.K (2.3.5).
  • Phân vi sinh có bào tử nấm cộng sinh Mycorhiza.
  • Thuốc trừ côn trùng ăn rễ Vimetarámm 95DP và Biobauve 5DP.
  • Phân chuồng có lẫn vỏ trấu.

Sau khi cây con trong vườn ươm đã mọc cao 10 – 15 cm hoặc cây giâm hom đã ra rễ và lá ở các chồi đã mọc ra thì dùng bay nhỏ hình mũi mác bứng lên trồng vào bầu ươm.

Vỏ bầu ươm là túi nilon tự hủy (mua ở nhà máy sản xuất bao bì tự hủy) cỡ 10 X 12 cm.

Tất cả bầu được xếp dưới giàn che bằng lưới che cho vườn ươm có bán sẵn trên thị trường. Giàn che có hệ thống phun mù ầm cho cây phát triển. Chú ý không để cây bị úng nước hoặc tiếp xúc với sương muối nếu không cây con sẽ bị chết hàng loạt.

Nguồn: Sưu tầm

Thảo luận cho bài: Kỹ thuật trồng cây gai xanh, phần 3: Sản xuất cây giống

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *