Bệnh sương mai (còn gọi là bệnh mốc sương hay dịch muộn).
Tác nhân gây bệnh: Phytophthora infestants.
+ Phân bố: Vùng khí hậu ôn hoà.
+ Mô tả triệu chứng bệnh.
– Tất cả các bộ phận trên mặt đất của cây đều bị nhiễm bệnh.
– Vết bệnh ở lá có dạng không đều, từng đốm ngậm nước sau lan rộng thành một mảng lá bị bệnh, các lớp bào tử màu trắng nhìn rất rõ ở mặt dưới lá, về sau vết bệnh khô và có màu nâu xỉn, có thể làm cháy lụi toàn bộ lá
– Vết bệnh trên thân lúc đầu là một vùng ngậm nước, không định hình, về sau lan rộng, dài ra có thể làm khô chết từng đoạn thân, cuống lá, có màu nâu đen.
– Vết bệnh trên quả không định hình, một mảng mô quả có màu nâu, khô cứng, bề mặt xù xì. Vết bệnh có thể lan rộng trên toàn bộ quả.
Vết bệnh trên quả cà chua
Điều kiện phát triển bệnh:
– Thời kỳ lá ướt kéo dài do mưa liên tục, có sương và nhiệt độ lạnh – ôn hoà là điều kiện cần thiết cho bệnh phát triển. Ngược lại thời tiết khô nóng, bệnh ngừng phát triển.
– Nấm bảo tồn trên cây cà chua, khoai tây, củ khoai tây. Nấm không sống hoại sinh.
– Nấm có rất nhiều chủng nòi có thể lây nhiễm được cả cà chua và khoai tây.
– Bọc bào tử sinh thành trên mô cây bệnh và được phát tán truyền lan đi xa nhờ gió và mưa. Nước đọng ở trên bề mặt cây rất cần cho sự nảy mầm và xâm nhập của bào tử.
Biện pháp phòng trừ:
– Dùng cây giống sạch bệnh.
– Phun thuốc trừ bệnh – Phun sớm khi mới phát hiện bệnh, bằng các loại thuốc đặc trị.
– Trồng luân canh cây họ cà và cây trồng khác, đặc biệt là lúa nước.
– Áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý.
Nguồn: tổng hợp