Site icon Nuoitrong123

Cách chăm sóc cá La hán

Nuôi cá La hán công chăm sóc không nhiều, nhưng mọi việc gần như thường xuyên phải để tâm theo dõi, như vậy mới bảo vệ được sức khỏe cho con cá nuôi trong hồ.

 

Công chăm sóc cá La hán chủ yếu là cần theo dõi nước hồ thường xuyên, để lúc nào nước trong hồ cũng trong sạch, nhờ đó cả nuôi trong hồ mới sống sởn sơ, khỏe mạnh, tránh được nhiều thứ bệnh tật, có khi khó chữa trị. Ngoài ra, cũng có những việc cần phải chăm sóc đến, nhưng không quan trọng bằng.

Chú trọng đến môi trường nước trong hồ nuôi cá La hán

Con cá sống nhờ nước cũng như con người cần có không khí để thở. Được thường xuyên hít thở không khí trong lành thì sức khỏe của ta mới tốt. Cũng như được sống trong hồ nước không bị ô nhiễm cá mới sống sởn sơ. Chính vì lẽ đó, ta phải hết sức quan tâm đến nguồn nước dành để nuôi cá. Ngày xưa, tại nước ta, nước mưa được ông bà ta đánh giá là thứ nước tinh khiết được chưa vào lu khạp uống dần rất tốt. Những ngày nay muốn uống nước mưa trước khi đun sôi cũng phải qua hệ thống lọc mới uống được vì còn phải gạn lọc ra những chất thải độc hại vương vãi trong không khí do nguồn khí thải từ các nhà máy, các khu công nghiệp…

Đừng nói chi nước giếng, nước sông suốt mà ngay cả nước máy cũng phải có cách xử lý kỹ trước rồi mới dùng nuôi cá kiểng được. Chẳng hạn như nước máy cần phải chứa vào bể, vào lu khạp ít lắm cũng 24 giờ cho chất clor bốc hơi hết mới không gây độc hại cho cá kiểng.

Nước đổ vào hồ nuôi cá La hán nói riêng và các giống cá kiểng khác nói chung thường rất mau bẩn do chất thải của cá và thức ăn thừa còn sót lại. Có nhiều cách để giúp nước hồ luôn luôn được trong sạch.

Cần có hệ thống sử dụng máy lọc cho hồ nuôi cá La hán

Máy lọc phải cho hoạt động thường xuyên và phải có động cơ đủ công suất mới đem lại hiệu quả.

Cần phải thay nước hồ nuôi cá La hán định kỳ

Dù hệ thống lọc có hiệu quả tới đâu ta cũng thay nước theo định kỳ thì nước trong hồ mới sạch sẽ được. Chắc các bạn cũng thừa biết trên thị trường không có hệ thống lọc nào có thể làm cho nước hồ sạch hoàn toàn.

Để duy trì nước trong hồ được tốt ta phải thay một phần nước hồ theo định kỳ: tháng 1 lần hay tuần 1 lần hoặc tuần 2 lần. Sở dĩ có điều khác biệt về thời gian giữa hai lần thay nước là vì còn xét đến hai yếu tốt: đó là kích thước hồ và lứa tuổi của cá nuôi.

Nếu hồ có kích thước nhỏ, lượng nước chứa bên trong không nhiều thì nước hồ sẽ mau bẩn, do đó định kỳ thay nước phải ngắn ngày mới bảo đảm được nước hồ lúc nào cũng trong sạch. Ngược lại, nếu hồ có kích thước lớn, lượng nước chứa trong hồ một vài trăm lít để nuôi một vài con La hán thì nước hồ lâu bẩn, vì vậy định kỳ thay nước tuần một lần, hay vài tuần một lần vẫn không hại gì đến sức khỏe của cá nuôi.

Còn xét về lứa tuổi của cá nuôi: nếu cá còn nhỏ tháng tuổi, thay nước cận ngày quá khiến cá bị nhát do sốc. Ngược lại, với cá lớn việc thay nước theo định kỳ không gây ảnh hưởng gì mấy đến tâm sinh lý cá.

Khi thay nước mới, ngoài việc chọn nguồn nước sạch, còn phải cẩn thận điều chỉnh nhiệt độ nước sao cho bằng với nhiệt độ nước cũ mới tốt. Nhớ cho thêm lượng muối cần thiết..

Điều quý vị đã biết, và chúng tôi cũng đã trình bày ở bài môi trường nước nuôi cá La hán là mỗi lần thay nước ta chỉ nên thay 1/3 lượng nước trong hồ mà thôi. Khi thay nước cần rà ống hút đến tận các ngóc ngách của đáy hồ, nhờ đó mà những cặn bã lắng xuống được hút hết ra ngoài.

Chủ trọng đến cách cho cá La hán ăn

Không ai mong muốn con cá La hán của mình quá mập, vì khi mập cả sẽ xoay sở chậm chạp, giảm bớt sự năng động vốn có của loài cá này. Vì vậy, với cá con ta cho ăn nhiều bữa không sao vì ở lứa tuổi của chúng cần được ăn nhiều để phát triển nhanh. Còn với cá lớn ta chỉ cho ăn tối đa ngày hai bữa: sáng, chiều mà thôi. Cần cho cá ăn đúng giờ giấc và chỉ cho ăn đúng khẩu phần của nó. Cá La hán rất háu ăn và tỏ ra chúng có khả năng ăn được nhiều. Bằng chứng cho thấy đến bữa chúng đã được cho ăn đúng lượng thức ăn cần thiết, thế nhưng cứ đòi ăn tiếp, ăn không kịp ngừng nghỉ.

Cung cấp thức ăn cho cá quá nhiều sẽ làm cho cá bị bệnh đường ruột. Ngoài ra, do ăn nhiều nên chất thải của cá cũng nhiều, cộng với thức ăn thừa vương vãi trong nước khiến nguồn nước bị ô nhiễm gây độc hại cho cá. Thức ăn dư thừa cần được vớt ra khỏi hồ để đảm bảo vệ sinh nguồn nước.

Tránh làm cho cá La hán giật mình

Cá La hán tuy hung dữ, hiếu chiến, vừa nhát thấy bóng dáng cá lạ xâm phạm vào lãnh địa của nó là sẵn sàng truy đuổi ngay. Thế nhưng, nó lại có tật ưa giật mình, mà khi đã bị giật mình thì nó có thể chết bất đắc kỳ tử đến chủ nuôi cũng không hay biết. Còn nếu bị nhẹ thì con cá đó cũng ít nhiều mang những chứng tật trên thân mình nó, làm giảm giá trị.

Cá La hán giật mình do nhiều nguyên do:

+ Do bật, tắt đèn nhiều lần khiến cá hoảng hốt.

+ Do người qua kẻ lại quá đông một cách bất thường.

+ Do hình bóng xe cộ bỗng nhiên tấp nập chạy qua lại ngoài đường phản chiếu vào kiếng, làm cho cá hoảng sợ

+ Do trẻ con nghịch ngợm rượt đuổi nhau, hay cầm gậy, cầm chổi quơ nhau bên cạnh hồ cá làm cho cá sợ hãi…

Tóm lại, cần phải ngăn ngừa những hành động, những tiếng động xảy ra đột ngột, bất thường
chung quanh khu vực nuôi cá để cá không phải sợ hãi quá mức dẫn đến.. đột quỵ.

Nguồn: caytrongvatnuoi.com

Tìm bài này trên Google:

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên mục

Exit mobile version