Môn bạc hà có cuống lá được sử dụng như một loại cây rau nấu canh chua hay trong món lẩu, nói đến tên bạc hà người ta thường lầm lẫn với cây bạc hà có lá như cây húng lũi có mùi thơm có thể lấy tinh dầu.
Cây môn bạc hà thuôc cây sống lâu năm nhờ rễ phình như củ mọc ngầm dưới đất, gốc mọc nhiều cây con tạo thành bụi có thân xốp mọng nước, cây môn bạc hà thích hợp nơi đất ẩm ướt, nếu trồng nơi đất có nhiều mùn và đủ ánh sáng thì cây mọc cao gần một mét, cây môn bạc hà có thể trồng nơi nhiều ánh sáng hay dưới bóng râm.
1. Chọn giống và đất trồng cây
Thường trong một bụi cây môn bạc hà có nhiều cây con mọc xung quanh, dùng dao bén xắn gốc lấy 2-3 cây con có cả rễ và đất.
Cây môn bạc hà không kén đất trồng miễn đất giữ ẩm tốt là được, có thể chọn đất trồng cây bằng cách trộn thành phần xơ dừa, tro trấu và phân trùn quế với tỉ lệ 1:2:1.
2. Chọn chậu trồng cây
Chọn loại chậu có kích thước miệng rộng từ 30-35 cm để tạo điều kiện cây con mọc ra dễ dàng.
Lấy đất trồng đổ vào 2/3 chậu, sau đó trồng những cây con vào chính giữa chậu đất, nén chặt bộ rễ và tưới nhẹ nước bằng vòi phun. Nhớ đặt chậu cây môn bạc hà nơi bóng mát để giúp mau ra rễ.
3. Bón phân và chăm sóc
Vì cây môn bạc hà ưa ẩm nên đặt chậu nơi có nước chảy qua như rãnh nước hay chỗ trũng giữ nước.Tưới nước ngày một lần và tưới thật đẫm.
Vì cây môn bạc hà rất dễ sống nên có thể đặt chậu ở đâu cũng được, tùy vào độ chiếu sáng ít hay nhiều mà cây môn bạc hà có thân nhỏ hay to.
Sau mỗi đợt thu hoach nên bón thêm phân trùn quế vào bề mặt chậu để tăng thêm dinh dưỡng cho cây.
Cây môn bạc hà hay bị nhầm với các loại cây ráy làm cảnh hay cây môn nước có thể gây ngộ độc, những người bị bệnh gout thì hạn chế ăn canh chua bạc hà nấu với cá da trơn như bông lau, cá lăng, cá ngát…vì sẽ làm giảm hiệu lực của thuốc điều trị bệnh gout.Tốt nhất những ai bị bệnh gout thì không nên ăn môn bạc hà.
Nguồn: Sưu tầm