Site icon Nuoitrong123

Chăm sóc cây Mai ghép

Cây mai ghép sau khi trưng bày chơi qua mấy ngày Tết, phải đem ra ngoài để vào chỗ hơi râm mát trước rồi mới đem từ từ ra ngoài nắng, tránh để chỗ có nắng 100% ngay cây mai sẽ bị héo lá.

Cây mai ghép là cây mai kiểng nên phải khâu chăm sóc cũng khá cầu kỳ. Nhiều người mua cây mai ghép về trồng do chăm sóc chưa đúng kỹ thuật nên mai hay bị chết, nhất là nhánh mai ghép là mai màu trắng.

Loại mai trắng hường sống yếu hơn các giống mai màu khác do cây mỏng manh hơn, lâu lớn hơn, hút chất dinh dưỡng kém bằng các giống mai Giảo, mai Huỳnh Tỷ, mai Cam…

Mai Trắng phải ghép lên trên cao, tráng nhựa cây dẫn lên ngọn nhiều hơn các nhánh bên dưới, bên trên còn có nhiều sương nắng, quang hợp tốt, xanh tươi hơn các nhánh bên dưới

Mai Cam, mai Giảo ghép ở các nhánh kế, mai Huỳnh Tỷ ghép ở dưới cùng vì nhánh mai này rất mau lớn, mập to hơn các loại khác

Khi ghép cần chú ý cắt bỏ hết những nhánh, tược nào mọc lên từ thân cây mẹ (gốc ghép), để tập trung nuôi nhánh ghép. Thí dụ: như gốc ghép là cây mai Tứ Quý, khi ghép các loại mai khác rồi, hễ thấy tược mai Tứ Quý nào mọc ra là phải cắt bỏ ngay, không thì nhánh mai Tứ Quý tranh hấp thụ hết chất dinh dưỡng (nhựa), các nhánh mai ghép sẽ yếu ớt rồi chết dần.

Có nhiều giống mai ghép, mới 1-2 năm đầu tiên ít đậu hoa, như cây mai xanh Phước Lộc Thọ, mai Huỳnh Tỷ, mai 48 cánh, mai 120-150 cánh… Do cây còn nhỏ, các năm đầu có thể rụng trên 50% nụ hoa, nhưng đến lúc cây già cỡ 2-3 năm trở lên, cây sẽ đậu được nhiều hoa hơn. Các giống này cần chăm sóc đặc biệt, đến gần Tết cỡ tháng 9-10 âm lịch, phải bón thúc thêm phân DAP hay phân tổng hợp NPK với tỷ lệ lân cao để kích thích ra nhiều hoa, phân này có bán ở các điểm bán cây kiểng.

Cây mai ghép sau khi trưng bày chơi qua mấy ngày Tết, phải đem ra ngoài để vào chỗ hơi râm mát trước rồi mới đem từ từ ra ngoài nắng, tránh để chỗ có nắng 100% ngay cây mai sẽ bị héo lá. Cắt tía bỏ bớt những đọt non quá dài, tạo dáng ngay cho cây được tròn trịa. Nếu không cần hạt để gieo làm giống, nên lảy bồ hết các hạt non để tập trung nhựa nuôi cây mai cho tưới tốt hơn.

Sau Tết, cây mai đã mất sức nên phải bón thêm phân, có phân nào bón phân đó cũng được, tiện nhất là phân bánh dầu miếng, loại đã ép dầu rồi, bê nhỏ ra cỡ bầng 2 ngón tay, đào sâu chừng bốn, năm lỗ, sát vành chậu chung quanh gốc cây, bồ phân bánh dầu vào rồi lấp đất lại cho thật kỹ. Khi tưới nước bánh dầu sẽ tan ra từ từ bón cho cây mai được 4-5 tháng. Mỗi gốc mai lốn bón cỡ 200g bánh dầu miếng là vừa, khi nào thấy có kiến thì nên xịt thuốc trừ kiến.

Đến đầu mùa mưa nên vô phân bánh dầu miếng thêm một lần nữa cho cây mai ra chồi nảy tược mới, là đã bón đủ phân hữu cơ cho cả năm.

Đến gần tết mới bón thúc thêm phân hóa học, để cây mai cho ra nhiều hoa to đẹp. Khi nụ hoa gần nở, bón thêm phân Kali cho nụ hoa cứng cáp, màu sắc tươi đẹp và lâu tàn hơn.

Cây mai năm Nhuận.

Mỗi chu kỳ, 12 tháng cây mai sẽ rụng lá và ra hoa. Năm nhuận cây mai sẽ rụng lá và ra hoa sớm trước Tết. Muốn tránh lá mai rụng sớm, các năm Nhuận nên lảy bỏ hết lá trước một lần vào giữa năm, rồi bón thêm phân, cây mai sẽ ra lá mới vào mùa mưa, tươi tốt xum xêu, đến gần tết, lá mai sẽ già cứ canh lảy lá mai như các năm bình thường, để kịp ra hoa đúng tết.

Nguồn: sưu tầm

Tìm bài này trên Google:

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên mục

Exit mobile version