Ở Việt Nam gặp nhiều nhất ở tại các tỉnh gần biển, nhưng khắp nơi đều trồng được, trước đây chỉ được trồng làm cảnh, gần đây đã được trồng để thu hoạch lấy cây, lá và rễ chế thuốc.
Cây dừa cạn còn gọi là trường xuân, hoa hải đằng, bông dừa, dương giác, pervenche de Madagascar.Tên khoa học Catharanthus roseus (L.) G. Don: Vinca rosea L; Lachinera rosea Reich.Thuộc họ Trúc đào Apocynaceae.
1. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây dừa cạn thường mọc hoang dại và được trồng ở nhiều nước nhiệt đới như Việt Nam, Ấn Độ, Inđônêxya, Philippin, Châu Phi, Châu Úc, Braxin… Tại Châu Âu và Châu Mỹ ở những vùng nóng cũng trồng quanh năm, nhưng ở những vùng lạnh cây được trồng hàng năm vì không chịu được lạnh.
Ở Việt Nam gặp nhiều nhất ở tại các tỉnh gần biển, nhưng khắp nơi đều trồng được, trước đây chỉ được trồng làm cảnh, gần đây đã được trồng để thu hoạch lấy cây, lá và rễ chế thuốc.
2. Công dụng và liều dùng
Chưa thấy tài liệu cổ của YHCTDT đề cập đến cây này. Theo kinh nghiệm sử dụng trong y học dân tộc của một số nước khác có cây này mọc hoang dại, rễ dừa cạn có tác dụng tẩy giun, chữa sốt. Thân và lá có tính chất săn da (astringent), lọc máu (dépuratif), dùng chữa một số bệnh ngoài da và nhất là chữa đái đường.
Kinh nghiệm dùng dừa cạn chữa bệnh đái đường được ghi nhận ở Ấn Độ, Châu Úc, nam Châu Phi quần đảo Antilles nhưng chứng minh bằng thực tế khoa học thì chưa có. Những thí nghiệm trên thỏ (gây đường huyết thực nghiệm) và trên chuột (diabète alloxan) cho những kết luận không rõ. Và như trên đã nói, chính nhờ thực nghiệm trên chuột mà các nhà khoa học Canada đã phát hiện tác dụng làm giảm bạch cầu của một số chất tách được từ dừa cạn và dẫn đến sự phát hiện ra chất vincaleuucoblastin và 3 ancaloit khác cũng có tác dụng chống u là leurosin leurocristin và leurosidin. Ngoài ra người ta còn phát hiện tác dụng tẩy giun khá mạnh, tác dụng lợi tiểu của catharanthin, vindolinin và vindolidin, nhưng ajmalicin lại có tác dụng ngược lại. Những thí nghiệm dùng trên người bệnh được bắt đầu vào những năm 1960 ở Mỹ, Pháp và một số nước khác. Tuy nhiên còn rất nhiều ý kiến khác nhau. Mặc dầu vậy, nhưng vì hiện nay chưa có loại thuốc nào khác tốt hơn, nên nhu cầu về dừa cạn vẫn cứ tăng lên. Cũng vì mục đích dùng chữa các khối u cho nên khi mua dừa cạn, người ta đặc biệt chú tới hàm lượng ancaloit toàn phần, trong số ancaloit toàn phần ấy có bao nhiêu hàm lượng vincaleucoblastin.
Ở nước ta, nhân dân còn dùng dưới dạng thuốc sắc làm thuốc lợi tiểu, chữa huyết áp, tiểu đường. Ngày dùng 10 – 16g.
3. Một số bài thuốc có dùng dừa can.
– Nhân dân ta đã có bài thuốc chữa bạch cầu cấp: ( bệnh máu trắng) bằng cách sắc uống thân và lá cây dừa cạn ( khoảng 15 gam thân lá khô/ngày). Trên thị trường, thuốc Vinblastin ( còn có tên Velban) là thành phẩm độc bảng A thường đóng ống 5-10 mg chế phẩm đông khô kèm theo 1 ống dung môi. Vinblastin có tác dụng ức chế sự sinh sản của các tế bào ung thư, ít ảnh hưởng đến hồng cầu và tiểu cầu.
– Tăng huyết áp: lấy 20g thân lá dừa cạn khô sao vàng và 20g lá dâu, sắc lấy nước, chia uống từ 2 – 3 lần mỗi ngày. Cách khác, lấy 6g hoa dừa cạn, 10g nụ hoa hoè (hoặc 10g cúc hoa), hãm với nước sôi trong bình kín khoảng 20 phút. Uống thay nước trà mỗi ngày.
– Ung thư máu, viêm đại tràng: lấy từ 15 – 20g thân lá dừa cạn khô sao vàng, sắc, chia từ 2 – 3 lần uống trong ngày.
– Mất ngủ: lấy 20g thân lá dừa cạn khô sao vàng, 12g lá vông nem, 12g hạt muồng sao đen, sắc uống trước khi đi ngủ.
– Rong kinh: lấy từ 20 – 30g dừa cạn sao vàng (toàn cây có cả hoa và rễ), sắc lấy nước, uống liên tục từ 3 – 5 ngày.
Nguồn: sưu tầm