Site icon Nuoitrong123

Kĩ thuật nuôi và chăm sóc Ong

Ong là loài động vật sống tấp trung theo đàn nên cần tìm hiểu kĩ thuật nuôi ong cơ bản để chăm sóc tốt cho cả đàn ong để việc nuôi Ong cho hiệu quả cao.

 

1. Thế nào là một đàn ong cơ bản?

Một đàn ong cơ bản là một đàn ong có đầy đủ thế hệ ong thợ và các thế hệ trứng và ấu trùng  ong. Số quân phải phủ kín xà cầu vào buổi sáng. Dựa trên tỷ lệ trứng và ấu trùng, nhộng ta có thể đánh giá được chất lượng đàn ong. Theo số ngày tuổi của trứng, ấu trùng và nhộng  của ong thợ thì tỷ lệ đó là: 1 phần trứng – 2 phần trùng – 4 phần nhộng. Đây là thế bền vững của một đàn ong. Nếu ta làm mất cân đối của một trong các tỉ lệ này thì đàng ong sẽ cố gắng sinh sản để trở lại thế cân bằng sinh học.

2. Làm thế nào để tăng cầu ong?

Một đàn ong muốn tăng thêm cầu thì phải hội đủ các yêu cầu sau:
– Sức sinh sản chúa con dư  thừa.
– Nguồn thức ăn dồi dào (dư phấn và mật).
– Số lượng quân dư.

3. Làm thế nào để biết lúc nào tăng cầu được?

Muốn thế, ta phải biết cách bố trí các cầu trong thùng ong và nhiệt độ cầu cho ấu trùng phát triển.

• Nhiệt độ và ẩm độ.
– Nhiệt độ: ong luôn luôn điều chỉnh để nhiệt độ trong tổ là 350 C.
– Ẩm độ: ẩm độ trong đàn cũng cần điều chỉnh ở 95%.

• Cách bố trí cầu ong: Mỗi người có cách bố trí riêng của mình nhưng theo chúng tôi thì cách bố trí sau là hợp lý nhất.
– Số 1: Cầu  để chứa phấn hoa cầu nằm ở vị trí sát vách thùng phía cửa tổ.
– Số 2: Cầu trùng lớn từ 3 –> 6 ngày tuổi. Vì nhu cầu của cầu trùng này cần lượng thức ăn lớn nên nằm gần cầu chứa phấn rất tốt.
– Số 3: Cầu trùng nhỏ từ 1 –> 3 ngày tuổi ở đây nhiệt độ tốt cho ấu trùng tuổi nhỏ.
– Số 4: Cầu trứng là trung tâm nơi có nhiệt độ và ẩm độ tốt nhất nên ong  chúa sẽ sinh sản vòng trứng lớn nhất.
– Số 5: Cầu nhộng từ 19 –> 21 ngày tuổi tức cầu nhộng đang nở, ong chúa sẽ sinh sản ngay trên cầu này.
– Số 6, 7, 8 lần lượt là các cầu trùng ở các giai đoạn 15 –> 18 ngày, 12 –> 15 ngày, 9 –> 12 ngày.
Nói tóm lại cầu trùng lớn thì gần cầu phấn, cầu trứng ở trung tâm, cầu nhộng non ở ngoài bìa.
Số 9: Nếu mùa khai thác thì sẽ là cầu mật, mùa nhân đàn là cầu gắn nền sáp.
– Khi đàn ong xung mãn ong thợ xây cầu nền sáp và khi ong chúa  ra đẻ ở cầu này tức điều kiện đã đủ để tăng cầu  ta đưa cầu này vào vị trí cầu trứng.
– Thường thì đàn ong có 9 cầu như trên thì chúa rất ít khi đẻ ở cầu thứ  9, muốn đàn ong tăng cầu nhanh thì ta chỉ nên để thế 5 ->6 cầu (nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ 1 phần trứng, 2 phần trùng, 4 phần nhộng).

4. Làm thế nào để biết phấn và mật đủ hay thừa thiếu?

– Phấn: ta coi cầu phấn vào sáng sớm nếu còn nhiều là đủ ăn. Nếu không còn là thiếu. Nếu số  lăng để chứa phấn gần hết và ong chứa phấn lung tung ở cầu khác. Như vậy  là đã dư phấn, ta cần gạt phấn để dự trữ lúc thiếu. Nếu thiếu ta phải cho ăn bổ xung phấn hoa nhân tạo.
– Mật: thường thì ở cầu ong thường có mật ở các ô lăng bên trên (khổ từ 3 –> 5 cm). Tất cả các cầu đều phải có phần (gọi là riềm) chứa mật này. Nếu thiếu, ta phải cho ăn bổ xung xirô đường cho đến khi có riềm mật này và sau đó quan sát nếu thấy ở hai góc bị ong  ăn  hụt bớt thì phải tăng lượng đường, còn nếu thấy các ô lăng phù lên thì giảm lượng đường đi.

Nguồn: 2lua.vn

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên mục

Exit mobile version