Site icon Nuoitrong123

Kỹ thuật nuôi tu hài trên mặt bãi

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi tu hài trên mặt bãi. 

Kỹ thuật nuôi tu hài trên mặt bãi - ky thuat nuoi tu hai tren mat bai

 

1. Lựa chọn địa điểm

Chọn địa điểm nuôi có các điều kiện môi trường thích hợp với sinh thái của tu hài: độ mặn 29 – 30‰, đáy cát có pha lẫn các mảnh vụn vỏ của động vật thân mềm như vỏ hầu, sò, điệp; độ trong cao từ 2,5 – 3m, nước lưu thông tốt, không tù đọng. Không bị ảnh hưởng của nguồn nước ngọt vào mùa mưa lũ, không chịu ảnh hưởng của nguồn nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Địa điểm nuôi tu hài thích hợp nhất cũng cần chú trọng tới nguồn thức ăn tự nhiên, nơi có thành phần thực vật phù du phong phú và đa dạng.

2. Chuẩn bị vật liệu và xây dựng bãi nuôi

Xây dựng ô nuôi trên bãi tự nhiên có chất đáy phù hợp:

Bãi tự nhiên nếu nền đáy là cát thô có pha mảnh vụn vỏ nhuyễn thể và đặc biệt đã có tu hài tự nhiên phân bố.

Xây dựng ô nuôi:

– Chờ lúc thuỷ triều có mức nước ròng nhất (0-0,3 m) đóng cọc theo từng hàng thẳng, mỗi cọc cách nhau 1,5-2,0 m để tạo ra hình dáng các ô nuôi.
– Dùng tre hoặc gỗ cây buộc giằng ngang thân và đầu các cọc lại với nhau để tạo ra mỗi ô nuôi có diện tích từ 6m2 – 20m2 (tuỳ địa thế của bãi).
– Dọn hết rong rêu, đá sỏi trong lòng các ô nuôi và san phẳng bề mặt bãi.
– Nếu ô nuôi có diện tích lớn thì cứ cách 1m đặt 1 hàng đá hộc theo chiều dọc để làm lối đi trong lòng các ô nuôi.
– Dùng lưới nilon bao xung quanh từng ô riêng biệt. Với độ cao từ 0,8 m -1 m (tính từ mặt bãi tự nhiên).
– Chân lưới vùi xuống cát ở phía trong ván hoặc phên ngăn cát. Giềng trên của lưới được cố định vào các cây giằng ngang.

Xây dựng ô nuôi trên nền bãi tự nhiên có chất đáy không phù hợp:

Bãi nuôi được chọn có nền bãi là cát mịn không phù hợp cho tu tài sinh sống thì bắt buộc phải cải tạo.

Xây dựng ô nuôi:

– Chờ khi có thủy triều có mức nước ròng nhất (0-0,3 m) đóng cọc theo từng hàng thẳng, mỗi cọc cách nhau 1,5-2 m để trạo ra hình dáng các ô nuôi (chữ nhật hoặc hình vuông). Mỗi ô nên có diện tích 10-20 m2.
– Dùng tre hoặc cây gỗ buộc giằng ngang thân và đầu các cọc lại với nhau.
– Dùng ván hoặc phên tre ngăn cát chắn xung quanh ô nuôi.
– Dùng bả săm hoặc lưới cước 2a = 2 mm trải kín toàn bộ bề mặt ô nuôi.
– Vận chuyển cát thô có pha mảnh vụn vỏ nhuyễn thể từ nơi khác đến đổ vào ô nuôi và san phẳng. Cát có độ dày 20 cm.
– Dùng lưới nilon bao xung quanh ô nuôi với độ cao 0,8 m- 1 m (tính từ mặt bãi). Chân lưới vùi xuống cát.

 3. Kỹ thuật thả giống

– Chờ lúc thủy triều có mức nước ròng nhất (0 – 0,3 m), dùng 1 que nhỏ chọc xuống bãi tạo thành các lỗ, mỗi lỗ thả 1 con giống.
– Mật độ 100 con/m2 (mỗi con cách nhau 10 cm).

4. Quản lý, chăm sóc

– Khi thuỷ triều ròng nhất, kiểm tra lưới bao quanh đề phòng lưới bị rách hoặc bị tuột các nút buộc thì phải xử lý ngay.
– Đi nhẹ trên các hàng đá hộc trong ô nuôi, quan sát kỹ các lỗ tu hài và vớt hết rong rêu (nếu có).
– Định kỳ kiểm tra sinh trưởng 1 lần/tháng.

5. Thu hoạch

– Có thể thu tỉa hoặc thu toàn bộ bằng cách tìm lỗ để đào như đối với bắt tu hài ngoài tự nhiên.
– Tu hài thu lên được giữ trong giai đặt dưới nước trước khi vận chuyển đến thị trường.

Nguồn: vietlinh.vn

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên mục

Exit mobile version