Cây đậu xanh – Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Từ trước đến nay, đậu xanh là thực phẩm vừa lành mạnh, ngon miệng vừa có cách trồng rất đơn giản. Loại cây này thường phát triển vào mùa hè, mùa thu và chậm phát triển vào mùa đông, thời tiết lạnh. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết cây đậu xanh thông qua bài viết sau đây.

Đôi nét cơ bản về cây đậu xanh

Cây đậu xanh - Kỹ thuật trồng và chăm sóc - ky thuat trong cay dau xanh do xanh 1

Cây đậu xanh giàu dinh dưỡng

Đậu xanh là loại cây có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Á. Chúng chủ yếu được phân bổ ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Đây là cây trồng nông nghiệp khá quen thuộc ở Châu Á như: Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal Trung Quốc, Thái Lan, Philippin….Đặc biệt, tại Việt Nam trồng nhiều ở miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Tại Việt Nam, đậu xanh rất phù hợp với đặc tính khí hậu. Nó thích nghi với tất cả các mùa trong năm và có khả năng chịu hạn hán và không hè kén đất. Tuy nhiên, để trồng đậu xanh phát triển tươi tốt, đạt năng suất, bạn nên trồng ở những vùng đất cát pha màu mỡ hay đất phù sa xốp. Còn nếu trồng những vùng đất chua thì phải dùng vôi khử chua.

Trong đậu xanh có chứa các thành phần dinh dưỡng như :  các vitamin A, B1, B2, PP, vitamin C và protid, lipid, glucid, cellulose và các chất Ca, P, Fe….. rất tốt cho sức khỏe của mọi người. Do đó, việc tìm kiếm loại cây này để trồng trong cuộc sống không hề khó khăn.

Xem thêm:

Những công dụng tuyệt vời của  cây đậu xanh

Cây đậu xanh - Kỹ thuật trồng và chăm sóc - ky thuat trong cay dau xanh do xanh 2

Thực phẩm giúp vóc dáng đẹp như ý muốn

Đậu xanh không chỉ là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng cho sức khỏe mà nó còn có những tác dụng chữa bệnh rất tuyệt vời. Một vài tác dụng có thể kể đến như sau:

  • Ngăn ngừa các bệnh mãn tính: Đậu xanh cung cấp các chất chống oxy hóa như: phenolic, flavonoid, axit caffeic….giúp hạn chế sự hình thành của các gốc tự do bằng cách tiêu diệt các phân tử có hại. Điều này làm cho cơ thể bạn có thể chống lại các căn bệnh mãn tính như ung thư vú, ung thư phổi hay ung thư dạ dày.
  • Ngăn ngừa đột quỵ: Việc tiêu thụ đậu xanh với hàm lượng vừa phải mỗi ngày sẽ giúp cơ thể bạn chống lại chứng đột quỵ một cách hiệu quả.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Hàm lượng cholesterol trong máu tỷ lệ thuận với nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch. Và đậu xanh là một trong những loại thực phẩm vàng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của tim mạch. Vì chúng có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu.
  • Giảm cân: Đậu xanh vừa cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ, lại vừa chống đói hiệu quả. Dung nạp thực phẩm này bạn sẽ không thèm ăn, sở hữu một vóc dáng hoàn hảo với cân nặng như ý.
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Chất xơ trong cây đậu xanh có công cụ giúp tăng tốc quá trình tiêu hóa thức ăn của cơ thể. Việc bạn hấp thụ thường xuyên sẽ hạn chế một cách tối đa những căn bệnh có liên quan đến đường tiêu hóa.
  • Tăng sức mạnh xương: Thực phẩm có thể giúp tăng lượng canxi làm tăng sức mạnh xương của bạn. Hạn chế các bệnh loãng xương hay liên quan đến xương khi về già.

Một số lưu ý bạn nên biết khi sử dụng đậu xanh

Để đậu xanh mang lại hiệu quả cao khi sử dụng thì bạn cần “bỏ túi” một số lưu ý như sau:

  • Không ăn khi đói bụng: Do thực phẩm có tính hàn nên khi đói bụng ăn vào dạ dày sẽ thường khó chịu. Bạn nên ăn sau khi đã dùng bữa sẽ tốt cho sức khỏe hơn.
  • Không ăn hằng ngày: Nếu ăn quá nhiều đậu xanh dễ gây ra các bệnh về đường ruột, dạ dày. Nữ giới ăn thường xuyên sẽ mắc các bệnh phụ khoa như đau bụng khi hành kinh, chướng bụng, bạch đới…
  • Uống thuốc Đông Y không ăn đậu xanh: sẽ làm hiệu quả chữa bệnh giảm.
  • Người có thể chất hàn, dễ bị lạnh không nên ăn: Khi người có các triệu chứng như chân tay thường lạnh, thiếu lực, chân, lưng hay đau nhức, đi ngoài ra phân lỏng …. thì tuyệt đối không nên dùng đậu xanh để tránh làm sức khỏe giảm sút.

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây đậu xanh

Cây đậu xanh mang đến vô vàn lợi ích cho sức khỏe con người nên mọi người thi nhau tìm hiểu cách trồng. Nhìn chung đây là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc chỉ cần bạn thực hiện theo các bước sau:

Công tác chuẩn bị

Chuẩn bị đất trồng

Đa phần mọi người nông dân sẽ trồng đậu trên hầu hết các loại đất như đất sỏi, đất pha cát, đất thịt hay đất đồi dốc… Nhưng loại đất phù hợp nhất với sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu xanh thì là đất thịt nhẹ, giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, có thể chọn nền đất phù sa vì  hàm lượng hữu cơ cao. Đất trồng đậu xanh cũng cần có những đặc tính như tơi xốp, đất đủ độ ẩm, độ pH từ 5,5 – 6,5…

Việc luân canh cây đậu xanh trên ruộng lúa cũng là ý tưởng tốt nhưng tuyệt đối không trồng ở những nơi đất thường xuyên bị ngập úng, đất nhiễm phèn, mặn,…

Cây đậu xanh - Kỹ thuật trồng và chăm sóc - ky thuat trong cay dau xanh do xanh 3

Chuẩn bị đất trồng cây đậu xanh

Chuẩn bị giống cây

Hiện nay, cây đậu xanh được bày bán tại các trung tâm khuyến nông. Bạn nên liên hệ để có mua được hạt giống cây chất lượng. Tiêu chuẩn hạt giống phải to, chắc, mẩy, bóng, đều màu, đều kích thước, không sâu mọt…

Tiến hành gieo hạt

Bạn nên quan tâm đến vấn đề thời tiết để chọn ngày xuống giống. Bởi độ ẩm và nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến khả năng nảy mầm của hạt đậu xanh. Đây là công việc bà con nông dân thường làm mỗi khi chọn thời điểm tỉa đậu thích hợp.

Bạn nên gieo hạt đậu xanh theo hàng hay theo các hốc tương tự với gieo đậu đen hay đậu đỏ. Với mỗi hecta diện tích, bạn nên dùng khoảng 15 – 16kg hạt giống.

Kỹ thuật chăm sóc cây đậu xanh

Tưới nước

Thời điểm tốt nhất để tưới nước cho cây là buổi sáng. Những ngày mưa hoặc trời không nắng thì bạn không cần tưới. Tuyệt đối bạn không nên tưới nước ban đêm hay giữa trưa sẽ khiến cây nhanh héo lá. Bởi sự bốc hơi nước của buổi trưa khá cao và nhanh.

Nếu như trồng cây trên diện tích rộng, kết hợp với hệ thống tưới nhỏ giọt hay tưới bằng vòi phun thì năng suất sẽ cao hơn.

Bón phân

Để cây đậu xanh cho sản lượng hạt cao, đương nhiên bạn không thể bỏ qua công đoạn bón phân cung cấp dưỡng chất cho cây. Lượng phân bón phải cân đối, thông thường mỗi hecta cần 90kg urê, 300kg lân và 90kg kali. Trong suốt quá trình sinh trưởng, bạn nên bón phân thành 3 đợt như sau:

  • Lần 1: Khi cây đậu phát triển 3 lá thật
  • Lần 2: Sau đợt 1 20 ngày
  • Lần 3: Khi cây đậu xanh bắt đầu ra hoa kết trái.

Khi bón phân bạn nên bón cách gốc đậu từ 8 – 10cm, kết hợp xới xáo đất. Đặc biệt nhớ vun gốc để cây đứng vững hơn. Đồng thời, các bạn cũng nên thường xuyên nhổ cỏ.

Thu hoạch

Sau khi đậu xanh trồng được khoảng 45 – 50 ngày, bạn bắt đầu thu hoạch lứa đầu tiên. Bạn chỉ nên hái những quả chín và thu hoạch vào buổi chiều để quả đậu dịu mát. Tránh hái vào buổi trưa sẽ làm cho quả khô, bung rơi hạt xuống đất gây hao hụt sản lượng.

Khi thu quả xong bạn không nên ủ đống mà hãy phơi khô để tách lấy hạt đậu xanh. Tách xong bạn làm sạch bụi rồi phơi tiếp tầm khoảng 1 – 2 nắng để hạt đậu khô hẳn rồi mới bảo quản hoặc bán.

Cây đậu xanh - Kỹ thuật trồng và chăm sóc - ky thuat trong cay dau xanh do xanh 4

Phơi quả rồi tách hạt đậu xanh

Sâu bệnh hại cây đậu xanh và cách phòng trừ

Đậu xanh được biết đến là cây ký chủ của nhiều loại sâu bệnh. Sự dinh dưỡng cố định của chúng sẽ làm cây đậu xanh suy yếu, không cho năng suất tối đa. Do đó, bạn nên nắm bắt được các loại sâu bệnh và cách phòng trừ hiệu quả như sau:

Bệnh chết cây con (lở cổ rễ): Do bệnh Rhizoctonia solani gây ra. Bệnh thường gây hại cho cây đậu xanh ở giai đoạn nhỏ, từ khi mọc cho đến 1 tháng. Nấm bệnh tấn công thẳng vào phần gốc cây, làm cho gốc bị khô teo, cây héo chết. Đặc biệt, cây dễ lây lan gây chết hàng loạt, làm giảm mật độ.

Cách phòng trừ: Bạn nên xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc Captan hoặc Benlat C, liều lượng 1,5 kg/1 tấn hạt giống. Còn khi cây mọc đều 5-7 ngày sau khi gieo thì phun thuốc Anvil (6-10ml/bình 8 lít) để trị và ngừa bệnh.

Bệnh gỉ sắt: Đây là bệnh thường xuất hiện và gây hại ở giai đoạn cây ra hoa – đậu quả. Đầu tiên gây hại ở dưới mặt lá xuất hiện những chấm nhỏ màu vàng, sau tạo thành màu vàng cam. Cuối cùng các vết bệnh lan diện rộng ra toàn bộ lá, làm cho lá bị vàng, cháy khô và rụng. Bệnh gỉ sắt còn có tác hại làm cho hạt nhỏ, giảm năng suất.

Cách phòng trừ: Bạn nên phun thuốc Anvil (20ml/bình 8 lít) hoặc Tilt (10ml/bình 8 lít) khi bệnh chớm xuất hiện.

Bọ trĩ: Sâu bệnh này rất nguy hiểm và gây hại ở giai đoạn cây đậu còn nhỏ. Bọ trĩ hút nhựa cây khiến chi lá bị  co lại, ngọn bị thối, cây cằn cỗi. Khi cây đậu xanh lớn thì tác hại của bọ trĩ giảm xuống.

Cách phòng trừ: Khi bị bọ trĩ gây hại bạn cần phun thuốc để phòng trừ, Marshal (20ml/bình 8 lít), Admire (15ml/bình), Confidor (8ml/bình).

Sâu đục nụ, trái: Loại sâu bệnh thường tấn công nụ, hoa và trái. Đây là giai đoạn nụ, sâu nhả tơ cuốn chùm nụ và nằm bên trong phá hại. Khi cây đậu xanh có hạt, sâu đục vào trong hạt. Đây là loại sâu bệnh rất nguy hiểm, khó phòng trừ ngừa, có thể làm giảm năng suất 20-30%.

Cây đậu xanh - Kỹ thuật trồng và chăm sóc - ky thuat trong cay dau xanh do xanh 5

Sâu đục quả đậu xanh

Cách phòng trừ: Khi sâu bệnh còn nhỏ xuất hiện gây hại, bạn nên phun thuốc để diệt trừ. Có thể phun định kỳ 7 ngày /lần bắt đầu từ khi cây đậu ra nụ tới khi trái già bằng một trong những loại thuốc sau: Pegasus (10ml/bình 8 lít), Proclaim (10 ml/bình), Match (10 ml/bình). Tốt nhất, bạn nên sử dụng luân phiên các loại thuốc để tránh sâu kháng thuốc.

Bên cạnh đó, còn có các loại sâu khác như sâu ăn tạp, sâu xanh cũng thường xuyên xuất hiện và  gây hại cho hạt, lá. Bạn nên phòng trừ bằng các loại thuốc Karate (15ml/bình),  Proclaim (10ml/bình),  Pegasus (10ml/bình 8 lít),

Trên đây là tất tần tật những thông tin cực kỳ hữu ích về cây đậu xanh dành cho mọi người. Hy vọng những kiến thức này sẽ là cẩm nang hữu ích cho bạn thật nhiều trong cuộc sống. Đừng ngần ngại trồng ngay một đám đậu để cả nhà có nguồn dinh dưỡng sạch nhé!

Tìm bài này trên Google:

  • ky thuat trong cay dau xanh

Thảo luận cho bài: Cây đậu xanh – Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *