Chọn dây bánh tẻ, to mập, khỏe, không già và non quá, đã gơ dây được 50-60 ngày, dây đoạn 1 và đoạn 2, dài 30-35 cm, lá xanh thẫm, đốt ngắn, không ra rễ, hoa trước, không sâu bệnh.
1- Thời vụ trồng
2- Chọn và làm đất:
– Khoai lang thích nhất đất cát pha, tơi xốp, tầng đất canh tác càng dày càng tốt, thoát nước, pH=5-6. Tuy nhiên khoai lang là cây trồng không kén đất, có thể trồng trên các loại đất khác nhau.
– Đất được cày bừa kỹ, lên luống rộng 1,1-1,2m, cao 30-35cm. Hướng luống đông tây để tránh gió bắc, trồng dây dọc luống năng suất cao hơn trồng áp tường, luống bầu ở 2 bên sườn..
3- Chuẩn bị dây giống:
a- Tiêu chuẩn giống tốt:
– Chọn dây bánh tẻ, to mập, khỏe, không già và non quá, đã gơ dây được 50-60 ngày, dây đoạn 1 và đoạn 2, dài 30-35 cm, lá xanh thẫm, đốt ngắn, không ra rễ, hoa trước, không sâu bệnh…
– Cắt dây vào buổi chiều, rải dây nơi thoáng mát một ngày trước khi trồng sẽ giúp dây nhanh ra rễ, nẩy chồi non (không được để chất đống).
– Lượng dây giống cần cho 1 sào: 1.200 đến 1.500 đoạn dây.
b- Kỹ thuật phục tráng giống:
* Mục đích: Khắc phục tình trạng thoái hóa làm năng suất và phẩm chất giảm, người ta phải nhân giống bằng củ sẽ làm cho dây to, mập, chịu được ngoại cảnh bất lợi, năng suất cao, giữ được đặc tính của giống…
* Cách làm:
– Chọn củ: Chọn ở dây nhiều củ, không già hoặc non quá, củ lớn đều và ra tập trung ở một số mắt, không sâu bệnh, mầu sắc và dạng củ mang đặc trưng điển hình của giống…
– Xử lý: Để củ ở nơi khô ráo, thoáng mát đến khi có mầm thì đem trồng.
– Làm đất: Như đất trồng rau, mật độ trồng: 40×40 cm. Trước khi trồng mỗi sào bón 3-5 tạ phân chuồng ủ với 5% lân, bón 15-20 kg tro bếp. Để tiết kiệm giống có thể cắt củ để trồng nhưng đầu cắt phải chấm xi măng khô, sau một ngày mới đem trồng. Đặt củ lấp đất 3-5 cm. Lượng giống 50-60 kg/sào. Hệ số nhân: 1:60 hoặc 1:100.
Chăm sóc: Sau trồng 20 ngày, xới xáo, làm cỏ, tưới nước và bón 2 kg lân/sào. Khi dây dài 30-35 cm tiến hành cắt dây lần 1 dài 20 cm để nhân tiếp. Phân chừa lại từ 3-5 đốt, sau đó xới xáo, làm cỏ, bón phân chăm sóc đến khi dây dài lại tiếp tục làm như vậy cho đến khi đủ giống thì thôi. Thường phục tráng giống trước khi trồng 2 tháng, từ khi nhân mầm củ đến khi nhân mầm dây khoảng 30-45 ngày, từ nhân mầm dây đến sản xuất khoảng 60 ngày. Cứ 3 năm phục tráng một lần thì giống không bị thoái hóa.
4-Kỹ thuật trồng:
– Sau khi lên luống hoàn chỉnh, rạch 1 hàng trên đỉnh luống sâu 7-10 cm, bón lót phân, phủ qua một lớp đất mỏng, sau đó đặt dây dọc giữa luống, nối đuôi nhau, dùng tay lấp đất nhẹ, lấp kín không hở cổ dây, chừa lại ngọn 5-7 cm.
– Mật độ trồng từ 4-5 dây/mét dài theo chiều dọc luống. Nếu trời quá khô hanh, sau khi trồng cần tưới thêm nước và vun lại luống.
5- Phân bón:
* Kali rất cần cho khoai lang, lượng phân bón cho một sào là: Phân chuồng 3-5 tạ; đạm urê 4-6 kg; lân super 15-20 kg; kali 6-8 kg.
* Cách bón:
– Bón lót đầy đủ: “Sử dụng 70-80% lượng phân bón cả vụ để bón lót, bón toàn bộ phân chuồng, phân lân, 50% phân đạm và 20% phân kali (Không để dây giống tiếp xúc trực tiếp với phân).
– Bón thúc:
+ Lần 1: Sau khi trồng 20-25 ngày 30% đạm và kali.
+ Lần 2: Sau trồng 40-45 ngày 20% đạm và 50% kali.
Có thể dùng tro bếp bón thêm cho ruộng khoai lang nhằm tăng lượng kali và làm sáng củ khoai.
6- Chăm sóc, quản lý:
– Dặm dây chết sau 1 tuần, kết hợp xới xáo nhẹ nhằm hạn chế cỏ dại, tăng độ thoáng cho đất, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hình thành và phân hóa của củ.
– Bấm ngọn: Khi dây dài 35 cm tiến hành bấm ngọn, chừa lại 4-5 mắt để hạn chế thân chính vươn dài, kích thích phân nhánh sớm. Vun xới cao luống và phủ đất kín gốc để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phình củ và phòng tránh bọ hà đẻ trứng. Kết hợp với bón thúc lần một.
– Nhấc dây: Để hạn chế sự phát triển của rễ phụ, tập trung dinh dưỡng vào rễ củ, điều tiết độ thông thoáng và ôn ẩm độ trong quần thể ruộng khoai. Kết hợp với bón thúc lần 2.
– Tưới nước: Sau các đợt vun xới khoảng 2-3 ngày cần tưới rãnh ngập 1/3 luống sau 1 đêm rồi tháo cạn nước để bảo đảm độ ẩm cần thiết và hạn chế bọ hà gây hại, đặc biệt quan tâm ở thời kỳ 60-75 ngày khi cây khoai lang trong quá trình phình củ có yêu cầu cao về nước.
7- Phòng trừ sâu bệnh:
Một số đối tượng chính thường hại khoai lang như: Bọ hà, sâu sa, sâu khoang… Để phòng trừ hiệu quả thực hiện tốt một số biện pháp sau:
– Thu hoạch khoai đúng tuổi để tránh bọ hà trong dây khoai bò xuống củ phá hại.
– Xử lý sớm các củ khoai bị bọ hà sau khi thu hoạch để sâu không phá sang các củ lành.
– Cày đất phơi ải, thu dọn các tàn dư như dây hay các mẩu khoai còn sót lại ở ruộng để diệt nơi cư trú, ẩn nấp của bọ hà.
Hoặc dùng một trong các loại thuốc trừ sâu như: Sherpa, Polytrin, Trebon v.v…
Nguồn: 2lua.vn