Từ, vạc là hai loài cây có củ thuộc họ củ nâu (Dioscoreaceae). Tại Việt Nam, từ, vạc có ở khắp nơi, nhưng tập trung nhiều nhất là ở vùng trung du và bán sơn địa.
– Từ, vạc dễ sống, trồng được trên mọi loại đất, chịu hạn tốt.
– ít bị sâu bệnh.
– Ngoài công dụng là cây lương thực, thực phẩm còn được xuất khẩu.
– Có hiệu quả kinh tế cao gấp hai lần so với trồng lúa trên cùng diện tích. Nếu trồng thâm canh sẽ thu lợi gấp 4-7 lần.
Nguồn giống :
Khoai vạc có 4 giống
– Mỡ trắng số 10: lá nhỏ, vỏ củ nhẵn màu nâu sẫm, thịt củ trắng. Mỗi khóm có 1-2 củ, nặng 1,5-3kg.
– Mỡ đầu rồng: lá to, củ hình đầu rồng, vỏ củ nâu sẫm, thịt củ trắng, ngon. Mỗi khóm có 2-3 củ, nặng 7-8kg.
– Củ nổi số 6: lá to, vỏ củ nâu, thịt củ trắng, ngon. Mỗi khóm có 1-2 củ, nặng 4-5kg.
– Vạc hương ruột tím: lá nhỏ, vỏ nâu đen, thịt củ tím, thơm. Mỗi khóm có 1-2 củ, nặng 1,5-2kg.
Khoai từ có 2 giống
– Từ lông số 1: lá nhỏ, củ hình bầu dục, vỏ màu vàng sẫm, có lông. Thịt củ trắng ngà, thơm ngon. Mỗi khóm có khoảng 18 củ, nặng 1,2kg.
– Từ gai số 57: gốc thân có gai, lá to, củ hình trứng, vỏ màu nâu vàng. Mỗi khóm có khoảng 9 củ, nặng 1,3kg.
Thời vụ trồng :
Trồng tháng 2-4 dương lịch khi bắt đầu có mưa (riêng vùng Tây Bắc có thể muộn hơn).
Cách trồng
+ Trồng từ, vạc trên đất tận dụng (trong vườn, nương đồi).
* Giống:
– Giống khoai vạc (mỡ đầu rồng, củ nổi số 6) cắt thành miếng (rộng 5cm, dài 5-7cm) chấm tro bếp để nơi khô ráo cho khô vết cắt rồi đem trồng.
– Giống khoai từ (từ gai số 57): lấy nguyên củ cỡ quả trứng gà trở lên đem trồng.
* Đào hốc: Hốc đào trên đất tơi xốp, thoát nước, gần cây cao cho từ, vạc leo.
Kích thước hốc:
– Khoai vạc, rộng: 50x50cm.
sâu: 40-50cm.
– Khoai từ: hẹp và nông hơn.
* Trồng: Hốc bỏ đầy phân chuồng, rơm rác mục, tro bếp rồi phủ lớp đất bột mỏng, sau đó đặt mỗi hốc 2-3 miếng (củ) giống). Vùi sâu 7-8cm (khoai từ vùi 5-6cm). Trên phủ rơm rạ giữ ẩm.
* Chăm sóc: làm sạch vỏ và vun gốc lấp kín củ. Sau khi trồng 2-3 tháng, nếu thấy cây kém phát triển thì bón thêm kali và đạm (1 thìa canh/hốc), rải đều xa gốc 1 gang tay.
Trồng thâm canh (khi có điều kiện đầu tư).
* Giống: khoai mỡ trắng số 10, vạc hương ruột tím và từ lông số 1 (miếng cắt và củ giống như trên). Lượng giống cho 1 sào: 800-1.000 miếng (củ) khoảng 35-40kg/sào.
* Làm đất: làm đất nhỏ, sạch cỏ, lên luống theo đường đồng mức.
* Trồng:
Đặt củ giống tránh tiếp xúc với phân. Mỗi hốc đặt 1-2 miếng (củ) giống. Sau khi trồng phủ mặt luống bằng rơm rạ hay ràng ràng.
* Chăm sóc:
– Làm sạch cỏ.
– Cắm cọc hoặc làm giàn cao 50-100cm cho cây leo (cầu vồng hoặc giàn chéo).
– Tránh vun xới khi cây đã hình thành củ (4 tháng sau khi trồng).
Để phòng trừ bệnh đốm lá có thể phun manep hoặc captan (2 gam + 10 lít nước). Mỗi lần phun cách nhau 10-15 ngày.
Lượng phân bón cho 1 sào:
Cách bón: có thể bón lót toàn bộ lượng phân hoặc toàn bộ phân chuồng + lân + một nửa kali và đạm. Số còn lại bón thúc sau trồng 2-3 tháng. Lân và phân chuồng bón giữa luống. Đạm và kali giữa các hốc rồi vun luống. Có thể dùng hoàn toàn phân chuồng và rác mục.
Chú ý: nên trồng luân canh để tránh sâu bệnh.
Xen canh từ, vạc với khoai mùng.
* Có tác dụng:
– Tăng nguồn thức ăn xanh cho lợn.
– Tăng thu nhập.
– Chống xói mòn đất.
* Cách trồng:
– Từ, vạc trồng mật độ như trồng thuần.
– Trồng xen hai hàng từ vạc, một hàng khoai Tam Đảo vì loại cây này chịu bóng râm.
* Phân bón và cách bón cho từ, vạc (cho 1 sào) như sau:
Thu hoạch và bảo quản
* Thu hoạch vào tháng 9-11 khi lá ở gốc chuyển màu vàng, tia củ nâu sẫm. Đào tránh xây sát củ.
– Chọn củ giống mã đẹp, không bị sâu bệnh, buộc túm treo nơi khô mát hoặc để dưới gậm giường tới tháng 2-3 năm sau.
– Bảo quản củ để ăn trong vòng 3-5 tháng (khoai vạc), 1-2 tháng (khoai từ). Có thể lưu tại vườn hàng năm.
Nguồn: 2lua.vn