Biogas là khí sinh học được sinh ra nhờ quá trình phân giải các chất thải hữu cơ chăn nuôi trong môi trường kỵ khí ( không có không khí). Vi sinh vật phân huỷ và sinh ra khí gồm: metan (CH4), nitơ (N2), cacbon dioxit (CO2) và H2S. Trong đó, khí metan chiếm đến hơn 51% và là chất khí gây cháy, thường được dùng trong đun nấu.
Xây hầm biogas ngoài việc sử dụng chất thải làm nguồn nhiên liệu và bảo vệ môi trường, nhận thức được lợi ích này nhiều người dân chăn nuôi với quy mô lớn ở huyện Mỏ Cày Nam đang sử dụng nước thải từ công trình khí sinh học để tưới ca cao xen trong vườn dừa sẽ tiết giảm được trên 50% phân bón NPK so với đối chứng hiệu quả kinh tế đem lại rất cao.
Cacao cho trái to nhờ chất thải trong chăn nuôi.
Xây hầm biogas ngoài việc sử dụng chất thải làm nguồn nhiên liệu và bảo vệ môi trường, nhận thức được lợi ích này nhiều người dân chăn nuôi với quy mô lớn ở huyện Mỏ Cày Nam đang sử dụng nước thải từ công trình khí sinh học để tưới ca cao xen trong vườn dừa sẽ tiết giảm được trên 50% phân bón NPK so với đối chứng hiệu quả kinh tế đem lại rất cao.
Nông dân áp dụng thành công mô hình này là ông Trần Văn Lẹ ở ấp Tân Lộc 2 xã Tân Hội huyện Mỏ Cày Nam. Năm 2008, ông Lẹ bắt đầu chăn nuôi heo trang trại và đầu tư xây dựng hầm biogas với thể tích 23m3 và 2 hầm cống chôn chứa chất thải để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và dùng làm nhiên liệu trong sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra ông Lẹ còn sử dụng nguồn chất thải dưới hầm biogas bơm lên tưới cho vườn ca cao xen dừa. Qua gần 1 năm thực hiện mô hình này vườn ca cao của ông phát triển rất tốt cho trái nhiều, dừa cũng cho năng suất và sản lượng trái cao hơn. Để dùng tưới cho vườn cây việc làm của ông Lẹ rất đơn giản chỉ cần đầu tư một máy bơm và đường ống dẫn nước tưới là được. Từ khi thực hiện mô hình này gia đình ông Lẹ đã tiết giảm được ¾ lần lượng phân bón NPK hàng năm, ca cao phát triển tốt, lá xanh mướt, năng suất bước đầu tăng hơn 30%. Năm 2010, ông thu hoạch gần 2,5 tấn ca cao tăng trên 0,7 tấn trái so với trước kia. Chất lượng trái tốt nên bán được giá hơn. Ước tính với giá dừa và ca cao hiện tại gia đình ông Lẹ thu lãi mỗi năm trên 150 triệu đồng từ 1 ha ca cao và dừa.
Trước đây chưa sử dụng nguồn chất thải sinh học tưới cho cây trồng hàng năm gia đình ông Lẹ phải bỏ ra chi phí gần 5 triệu đồng nhưng nay đã tiết giảm được 3 triệu đồng. Ông Trần Văn Lẹ cho biết việc sử dụng nguồn phân này người dân không phải tưới nước dưới sông nhất là trong những mùa khô hạn mặn thường gây ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng trái của dừa và ca cao. Mỗi tuần ông Lẹ thực hiện tưới 2 lần đảm bảo đủ lượng nước và độ ẩm cho cây sinh trưởng và phát triển. Chất vi sinh khi thấm vào mặt đất sẽ lên men tạo một lớp đất tơi xốp bộ rễ của cây rất dễ phát triển mạnh. Với lớp đất này người dân không phải tốn công bồi bùn cho vườn cây hàng năm. Cây ca cao là cây chịu bóng râm và ưa ẩm độ thấp, nguồn phân vi sinh bổ sung vi chất hữu cơ tăng độ ẩm, tăng độ phì nhiêu cho đất rất lớn. Do trong nguồn phân bón vi sinh có nhiều chất đạm, nên vào đầu mùa mưa ông Lẹ bón thêm phân ka li để giảm bớt hàm lượng đạm nhằm chống cho cây không bị rụng trái đảm bảo được năng suất hàng năm.
Theo ông Nguyễn Chánh Bình – Trưởng trạm khuyến nông huyện Mỏ Cày Nam cho biết: “từ trước tới nay người nông dân quen sử dụng phân hóa học bón cho cây trồng. Tuy nhiên hiệu quả sẽ làm cho đất rất dễ bị bạc màu. Hiện nay trên địa bàn huyện nhiều người dân chăn nuôi với quy mô lớn nên nguồn chất thải rất đa dạng. Việc sử dụng nguồn phân sinh học này sẽ làm tăng hiệu quả, tăng năng suất cây trồng rất nhanh giúp người dân giảm chi phí đầu tư cho sản xuất mang lại hiệu quả rõ rệt. Hiện mô hình này đang được thực hiện thí điểm ở 10 hộ nông dân đa phần đều đem lại kết quả tốt”.
Việc sử dụng nguồn phân bón vi sinh đã ủ ẩm bón cho cây trồng được xem là một giải pháp tăng năng suất rất hiệu quả. Từ mô hình của ông Trần Văn Lẹ thành công hiện đã có nhiều nông dân đến tham quan cách làm và học hỏi để áp dụng mô hình này trong sản xuất nông nghiệp.