Cách nuôi và chăm sóc gà rừng làm sao để mang lại hiệu quả kinh tế cao không phải chuyện đơn giản với bất cứ ai.
Mô hình kỹ thuật nuôi gà rừng hiện nay cũng đang được nhiều bà con khắp nơi áp dụng bởi đây không chỉ là giống gà thơm ngon mà còn mang lại hiệu quả cao cho bà con nông dân. Tuy nhiên để nuôi được thành công gà rừng và mang lại nguồn lợi nhuận khủng cho gia đình lại là một chuyện cần phải có quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng dài hơi. Dưới đây là các bước hướng dẫn kỹ thuật nuôi và chăm sóc gà rừng hiệu quả cho bà con tham khảo.
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc gà có hiệu quả cần phải chọn giống tốt. Ảnh minh họa
Chọn giống gà rừng
Nên chọn những chú gà con khỏe mạnh, nhanh, giống tốt không dị tật, lông bông tơi xốp và đặc biệt phải ở những trại giống gà uy tín.
Xây dựng chuồng nuôi gà rừng
Chuồng nuôi to hay nhỏ là phụ thuộc vào điều kiện của từng gia đình và số lượng gà nuôi khác nhau để bố trí cho phù hợp. Tuy nhiên dù thế nào thì cũng phải đảm bảo được các tiêu chí chuồng trại như quây xung quanh chuồng gà bằng lưới, gạch, nền đổ cát vàng và phải thông thoáng vào mùa hè, cao ráo và dễ thoát nước. Vào mùa đông phải ấm áp. Đối với gà mới nở cần có quây úm đảm bảo đủ ấm cho gà con tránh cho gà bị lạnh dễ bị mắc bệnh.
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc gà rừng
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc gà rừng tương đối khó khăn ở giai đoạn thuần hóa khi chúng còn nhỏ. Bởi bản tính gà rừng nhút nhát hơn nhiều so với gà ta thông thường.
Để đảm bảo cho gà có không gian sạch sẽ thoáng mát bạn trước khi bắt về nuôi cần rửa sạch nền chuồng, sát trùng tránh bệnh tật. Sau đó dùng cót quây rộng hay hẹp tùy theo số lượng gà định úm. Nền chuồng có lớp độn chồng bằng trấu dày 10 – 15 cm. Trong chuồng có máng ăn, máng uống nước và đèn sưởi.
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc gà rừng phải thường xuyên phòng bệnh mới đem lại hiệu quả như mong muốn. Ảnh minh họa
Dinh dưỡng nuôi gà rừng
Nguồn dinh dưỡng chủ yếu của giống gà này cũng là cám gạo, cám ngô, tấm, dế, cào cào và rau xanh. Ngoài ra để giúp gà tăng sức đề kháng chúng ta cũng cần bổ sung thêm chất đạm. Những loại thức ăn trên luôn phải đảm bảo an toàn không bị ẩm mốc, sâu mọt, hấp hơi, có mùi lạ và không bị vón cục. Nếu là gà con các loại nguyên liệu thức ăn trước khi phối trộn cần nghiền nhỏ rồi mới cho ăn.
Phòng bệnh cho gà rừng
Kỹ thuật nuôi gà rất dễ mắc bệnh dịch, ỉa chảy, gà rù nên người nuôi phải tiến hành phòng dịch bệnh cho gà ngay từ khi còn nhỏ. Chuồng trại phải sạch sẽ khử trùng thường xuyên. Nếu trường hợp gà bị bệnh cần cách ly ngay lập tức không để chúng lây lan sang cả đàn sẽ thiệt hại vô cùng lớn.
An Dương