Site icon Nuoitrong123

Kỹ thuật nhân giống cây điều

Cây điều là cây nông nghệp sống lâu năm và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong bài viết này mời bà con cùng tìm hiểu các Kỹ thuật nhân giống cây điều.

1. Yêu cầu sinh thái

2. Kỹ thuật gieo tạo nhân giống cây điều

2.1. Chuẩn bị vật tư

2.2. Chuẩn bị vườn ươm gốc ghép (líp ươm và hỗn hợp ruột bầu)

Vườn ươm gốc ghép phải đặt nơi khô ráo, thoát nước tốt. Đặc biệt cây Điều con rất cần ánh sáng do đó vườn ươm phải quang đãng, không có cây cao che bóng.

a) Chuẩn bị líp ươm:

b)Thành phần hỗn hợp ruột bầu bao gồm:

Bầu ươm gốc ghép bằng nhựa PE đen, dày 0,15mm có kích thước từ 15x30cm đến 15x35cm. Được đục 9 – 12 lỗ từ đáy lên đến 20cm. Đất vào bầu được chộn theo tỷ lệ:

– Đất thịt nhe: 90 %.

– Phân các loại: 10 %, gồm:

– 1 lượng ít thuốc chống kiến, mối, thuốc nấm và thuốc sâu đục thân Dithane M45, ViFudan 3G hoặc Furadan, …

2.3. Gieo ươm cây con làm gốc ghép

2.4 Thời gian tạo cây làm gốc ghép

2.5. Chuẩn bị chồi ghép

Để có đủ chồi ghép cho hàng năm, ta phải trồng vườn nhân chồi ghép hoặc có thể chọn chồi ghép từ những vườn sản xuất.

a) Thiết kế vườn nhân chồi ghép

– Vườn nhân chồi ghép được bố trí nơi đất tốt, gần vườn ươm cây con để tiện chăm sóc và lấy chồi ghép sau này. Nên trồng vườn nhân chồi ghép sớm hơn một năm để có thể cho một số lượng chồi đủ để tiến hành sản xuất giống cho năm sau. Chọn những cây Điều đã qua tuyển chon theo dõi để trồng làm vườn nhân chồi ghép. Có thể trồng nhiều giồng Điều khác nhau. Tuy nhiên, mỗi dòng Điều phải được trồng trong một khu vực riêng theo sơ đồ và có bảng tên phân biệt để tiện việc quản lý chồi ghép. Vườn nhân chồi ghép có thể trồng theo các kiểu thiết kế sau:

– Chăm sóc vườn nhân chồi ghép: Cần thường xuyên làm cỏ và bón phân sau khi cây phát triển hoàn chỉnh một đợt lá theo tỷ lệ N: P¬2O5 : K2O = 3 : 1 : 1 với liều lựơng 10 – 50g/cây tùy theo độ tuổi. Phun phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng để cây ra nhiều chồi. Cần phải tưới nước trong mùa khô. Phun Sherpa và Benlat phòng trừ sâu bệnh. Khi cây 2 tầng lá thì tiến hành cắt ngọn để tạo tán thấp và nhiều cành cấp 1 – 2 để thu được nhiều chồi. Trong điều kiện chăm sóc tốt có thể thu hoạch từ 30 – 50 chồi/ cây năm thứ nhất và trên 100 chồi từ năm thứ 2 trở đi.

b) Chọn chồi từ vườn sản xuất (vườn đang thu hoạch quả)

Trong trường hợp không có vườn nhân chồi ghép thì có thể lấy chồi ghép ở các cây đầu dòng đạt những điều kiện sau:

c)Thời gian lấy chồi ghép

Thời gian lấy chồi ghép tốt nhất là ngay khi cây chuẩn bị phát đợt lá mới. Sau khi cắt chồi, tỉa bỏ phiến lá, giữ cho chồi tươi bằng cách bọc chồi trong vải ẩm, đặt vào thùng xốp, đậy kín thùng xốp và đặt nơi thoáng mát. Tiêu chuẩn chồi ghép phải đạt:

2.6. Ghép cây

a) Kiểu ghép áp:

Dùng dao ghép vạt xiên thân gốc ghép một mặt phẳng nghiêng dài 3-4cm, cách mặt đất chừng 20 – 25cm. Chừa lại 2 – 3 lá thật trên gốc ghép. Đối với chồi ghép cũng vạt một mặt xiên tương tự, sau đó áp mặt cắt của chồi ghép vào gốc ghép. Nên lựa chồi ghép và gốc ghép có đường kính tương đồng để khi ghép tỷ lệ sống sẽ cao hơn. Nếu đường kính của chồi ghép và gốc ghép khác nhau thì nên để cho một bên mép vỏ của chồi ghép và gốc ghép liền khớp nhau. Dùng dây nilon tự hoại quấn chặt từ dưới lên trên để cố định và bịt kín chồi ghép.

b) Kiểu ghép nêm:

Dùng dao ghép cắt ngang thân gốc ghép cách mặt đất chừng 10-15cm. Chừa 2-3 lá thật trên gốc ghép. Sau đó chẻ đôi gốc ghép thành 2 phần bằng nhau và dài khỏang 3cm. Vạt xiên 2 bên chồi ghép thành hình nêm. Đặt chồi ghép vào vết chẻ ở gốc ghép. Nếu đường kính của chồi ghép và gốc ghép khác nhau thì nên để cho một bên mép vỏ của chồi ghép và gốc ghép liền khớp nhau. Dùng dây nilon tự hoại quấn chặt từ dưới lên trên để cố định và bịt kín chồi ghép.

c) Chăm sóc cây ghép:

d) Thời gian và thời vụ ghép:

Nên ghép vào sáng sớm lúc trời mát lúc cây đã hút đủ nước qua đêm, thời gian ghép tốt nhất là từ 6 đến 10 giờ sáng, có thể cắt chồi ghép chuẩn bị từ chiều hôm trước. Không ghép cây lúc nắng to, cây dễ bị mất nước mặt cắt mau khô hay sau khi trời vừa dứt cơn mưa làm lá ướt, cây ghép dể bị nhiễm trùng. Tỷ lệ sống cao nhất khi cây được ghép vào thời kỳ mưa ổn định và có thể thu được chồi ghép đủ tiêu chuẩn. Thời vụ ghép thích hợp nhất là từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm cho các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và tháng 1 đến tháng 9 cho vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. Tuy nhiên để có cây giống ghép trồng đầu mùa mưa, vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên cần tiến hành gieo hạt vào tháng 1-2 và ghép vào đầu tháng 4 – 5 hàng năm.

e) Các điều kiện nâng cao tỷ lệ ghép sống:

f) Quy cách và phẩm chất cây xuất vườn:

2.7. Phòng trừ một số bệnh hại thông thường đối với cây Điều ghép

Cây Điều thường dễ bị sâu bệnh trong vườn ươm, cần phải xịt thuốc thường xuyên để phòng trừ một số bệnh thường gặp sau:

a) Phòng bệnh thối cổ rễ:

Thường gặp loại bệnh này vào mùa mưa khi cây trong bầu không thoát nước kịp. Có thể sử dụng Bordeaux 1:4:15 (1 CuSO4 : 4 CaO : 15 H2O) phun lên gốc. Ngoài ra phun các loại thuốc có gốc đồng phòng bệnh lỡ cổ rễ.

b) Bệnh nấm rỉ sắt:

c) Sâu đục thân:

d) Bọ phấn đục nõn:

e) Xén tóc nâu:

f) Bệnh khô cành:

Chúc các bạn thành công!

Nguồn: Sưu tầm

Tìm bài này trên Google:

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên mục

Exit mobile version