Cần tiến hành thường xuyên các khâu xới đất, trừ cỏ, dựng cây đổ, cắt mầm gốc khoảng 20-30cm từ mặt đất lên làm cho gốc nhẵn sạch, trừ sâu ăn lá kịp thời.
1. Kỹ thuật gieo hạt gốc ghép.
a. Chuẩn bị hạt giống và xử lý hạt trước khi gieo: Dùng hạt táo cỏ rửa sạch, phơi khô dới nắng nhẹ, cất giữ trong cát sạch. Trước khi gieo cần ngâm nước nóng 40°C trong 3 giờ rồi ủ nứt nanh.
b. Thời vụ: Gieo vào tháng 2, 3 để có cây con ra ngôi vào tháng 3, 4. Nếu gặp thời tiết bất thuận nh ma nhiều ẩm độ cao cần gieo muộn hơn để phòng bệnh lở cổ rễ hoặc có thể gieo thẳng vào khu vực sản xuất cây giống.
c. Chuẩn bị đất và gieo hạt: Chọn chân đất cát pha cày bừa kỹ, tơi, nhỏ, sạch cỏ sau đó lên luống cao 10-15cm, rộng 0,8-1,0m, dài 20m. Rãnh luống rộng 40cm. Trên mặt luống, rải khoảng 100kg phân chuồng đả ủ kỹ rồi trộn đều với đất. Rạch hàng theo bề ngang luống, sâu 2-3cm, cách nhau 8-10cm. Trên hàng hạt đặt cách nhau 0,5-1,0cm, lấp đất dày 1cm rồi phủ lớp rơm mỏng để giữ ẩm và chống rỉ đất khi tới. Cần tới nước liên tục giữ ẩm 70-75%. Nếu có điều kiện nên làm giàn che ma phòng bệnh lở cổ rễ cho cây con do ớt đất. Gieo hạt theo cách trên cứ 20m2 mặt luống có thể đạt 1.000-1.500 cây (tỷ lệ thành cây 40-60%). Cần chống chuột ăn mất hạt.
2. Chuẩn bị đất và ra ngôi cây con.
Sau khi làm đất kỹ, lên luống cao hơn 15-20cm rộng 60cm, dài 20m, cuốc hố 30x40cm, hoặc 30x35cm, bón phân hoai rồi cấy cây con 2-3 lá thật.
3. Chăm sóc cây ra ngôi (gốc ghép).
Bón phân thúc và tới nước: Tùy theo tình hình sinh trưởng của cây, có thể cứ 10-15 ngày bón một lần phân vô cơ hỗn hợp NPK với tỷ lệ 2:1:1. Bón quanh gốc kết hợp tới nước. Có thể hoà phân với nước theo tỷ lệ 1% để tới lúc mát trời. Liều lượng phân một lần bón 1-1,5kg/100m2 mặt luống khi cây còn nhỏ sau tăng dần. Nếu cây cao vóng, gốc bé thì giảm lượng N tăng lượng K. Cũng có thể tới nước giải pha loãng 1/15. Thường xuyên chống hạn. Trước khi ghép 10-15 ngày nếu cây vẫn cha róc vỏ cần bón thêm N và tới đủ ẩm. Nếu đường kính góc bé hơn 0,8cm thì ngắt hết các đọt non.
Cần tiến hành thường xuyên các khâu xới đất, trừ cỏ, dựng cây đổ, cắt mầm gốc khoảng 20-30cm từ mặt đất lên làm cho gốc nhẵn sạch, trừ sâu ăn lá kịp thời.
4. Kỹ thuật ghép.
Phương pháp ghép: Nên áp dụng kiểu cửa sổ.
– Chuẩn bị gốc ghép và cành ghép: Gốc ghép cần được lau sạch. Chọn cành ghép bánh tẻ trên cây mẹ đã được chọn nh có năng suất cao, phẩm chất quả ngon, ít sâu bệnh….
– Thời vụ ghép vào giữ tháng 8 đến cuối tháng 9 khi điều kiện thời tiết mát dần (trong điều kiện ở phía Bắc).
– Lựa chọn mầm ghép: ở nách lá táo thường có 2 loại mầm là mầm sinh dưỡng và mầm hoa. Tùy theo giống và điều kiện ngoại cảnh mà hai loại mầm cùng phát triển hoặc chỉ phát triển một loại vì mầm này phát triển sẽ ức chế mầm kia.
Quan sát trên một cành táo có thể lấy mầm ghép được ta thường thấy từ gốc đến ngọn có những loại mầm sau đây.
1. Mầm ẩn: ở nách lá không có u lồi (thường lá đã rụng), mầm này không mọc.
2. Mầm hình bầu dục: Giữa nách lá có u lồi hình bầu dục hoặc hình hạt vừng, chân mầm gọn, thẳng đứng. Mầm này thường mọc và có nhiều ở đoạn gốc cành sinh ra từ mầm bất định của phần gốc cành già trong tán cây.
3. Mầm hình tam giác: Phía đầu trông tựa có túm lông hình đuôi chim, đây là do lá bắc tạo thành. Chân mầm thường choãi nhiều về phía dới tạo thành hai góc đáy của tam giác, màu nâu bạc. Mầm này thường mọc rất chậm có khi đến 3-4 tháng sau, hoặc khung mọc. Nếu mọc thường có 2-4 lá to xòe ra. Sau khoảng 10-15 ngày mầm mới nhú rõ, lúc đầu yếu nhưng về sau khỏe, muốn mầm bật lên nhanh thì cắt phiến lá xòe đó đi.
4. Mầm hình quả tim: Trông nh hình quả tim nổi lên giữa nách lá, thường có màu nâu đỏ, chỉ sau khi cắt phần trên của gốc ghép từ 2-7 ngày là mọc thành cành vơn dài ra rất nhanh. Loại mầm này thường có nhiều ở phần giữa cành hoặc trên các cành bé trong tán cây (cành tay).
5. Mầm hoa: Phía ngọn cành mẹ hoặc cành quả ngoài tán thường có nhiều mầm hoa, phát triển thành chùm hoa trông rất rõ. Cũng có khi chùm hoa này rụng đi còn lại vết cuống hoa hình tròn.
Đối với giống táo Thiện Phiến ngọt, cành mầm hoa không thấy có mầm sinh dưỡng nên loại mầm này thường không mọc.
Đối với giống táo Gia Lộc thì cành mầm hoa, mầm sinh trưởng cũng phát triển tốt nên tỷ lệ mọc cao (mặc dù không khỏe bằng các loại mầm sinh dưỡng ở phần cành).
6. Mầm hình cung: Rất bé, thường nằm cạnh mầm hoa phía ngọn cành hoặc trên các cành bé. Loại mầm này khó mọc.
7. Mầm cạnh: ở ngay gốc cành đâm ra từ nách lá thường có mầm cạnh nằm nghiêng tạo với trục cành một góc 45°. Đây là loại mầm sinh dưỡng có khả năng sinh trưởng mạnh, nên tận dụng khi ghép.
Nguồn: sưu tầm
Tìm bài này trên Google:
- kỹ thuật ươm hạt táo
- cách ươm hạt táo
- cách trồng táo bằng hạt
- cach uom hat tao tau
- https://nuoitrong123 com/ky-thuat-nhan-giong-tao html