Site icon Nuoitrong123

Kỹ thuật nuôi ba ba

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi ba ba cần lưu ý: điều kiên ao và bể nuôi, mật độ thả nuôi, chăm sóc và quản lý, cho ăn, các bệnh thường gặp ở Ba ba

I. ÐẶC ÐIỂM :

Hiện nay ở Việt Nam có 04 loài Ba Ba: Ba Ba Hoa, Ba Ba Gai, Ba Ba lẹp suối (Ba ba suối) và Cua Ðinh (Ba Ba Nam bộ). Ba Ba Hoa được nuôi nhiều nhất. Ba Ba sống chủ yếu ở nước nhưng thở bằng phổi. Ăn động vật là chính.

Sử dụng tốt thức ăn viên có hàm lượng đạm cao >30% đạm.Sống chủ yếu ở nước ngọt, thích yên tĩnh, có khả năng leo trèo tốt. Nuôi 1 năm Ba ba có trọng lượng 0,5 – 0,8kg/con. Ba Ba lên khỏi mặt nước khi có nhu cầu di chuyển, phơi nắng hoặc đẻ trứng.

II. KỸ THUẬT NUÔI

1. Ðiều kiện ao, bể nuôi:

– Diện tích bể từ 20m2 trở lên.

– Diện tích ao từ 50 trở lên.

– Chọn vị trí thoáng mát, yên tĩnh.

– Nguồn nước sạch và chủ động thay theo nhu cầu.

– Nhiệt độ nước : 25 – 30oC.

– pH nước :6,5 – 8,5.

– Mực nước khi mới thả nuôi chỉ cần 50 -60cm , sau đó tăng dần lên tốt nhất là 1,2 – 1,5m.

– Xung quanh bờ nên chắn tole hay xây tường và có gờ chắn ngang ở phía trên (dạng kết đôi) để tránh Ba Ba leo di.

2. Mật độ thả nuôi:

– Cở Ba ba thả nuôi tốt nhất là 20 – 30g/con.

– Chọn giống khỏe mạnh (khi lật ngữa ba ba có thể tự lật úp trở lại) và ở trại có uy tín để đảm bảo chất lượng giống.

– Mật độ thả nuôi từ 1 – 5 con/ m2 tùy theo điều kiện của từng nông hộ.

– Thời gian thả nuôi tốt nhất vào tháng 4 – 5 dl.

3. Chăm sóc và quản lý:

   a) Cho ăn:   

    – Cho Ba Ba ăn ngày 2 lần (sáng khoảng 8 giờ và chiều khoảng 4 giờ).

    – Thức ăn phải tươi và tốt nhất nên để ở sàn cho ăn để dễ kiểm soát.

    – Lượng thức ăn hàng ngày chiếm từ 5 – 7% trọng lượng cơ thể.

    – Thức ăn tươi sống nên rửa qua nước muối 5% khi cho ba Ba ăn.

  b) Quản lý ao nuôi:

    – Thường xuyên kiểm tra cống, nước tràn bờ, địch hại vào hại ba ba.

    – Cho ăn đều đặn, đầy đủ, giữ sạch khu vực cho ăn. Không để thức ăn thừa.

    – Không để nước ao và nền đáy bị thối, bẩn.

    – Khống chế độ sâu, màu nước và chất lựong nước ao trong phạm vi thích hợp.

c) Các bệnh thường gặp ở Ba ba:

    – Bệnh nấm thủy mi và ký sinh:

        + Nấm thủy mi xuất hiện tạo những vùng trắng xám có các sợi nấm mềm có thể nhìn bằng mắt hoặc khi ba ba bị ký sinh ở kẻ chân.

        + Cách trị :dùng Malachite nồng độ 0,1g/m3 trở  lên cách nhau 24 giờ.

    – Bệnh viêm loét do nhiễm khuẩn:

        + Khi nước ao bị dơ, Ba ba bị sây sát sau dó các vết loét bị xuất huyết, màu da giống như bị khô, móng chân hay bị cụt.

        + Cách trị: dùng cồn lau sạch miệng vết loét sau dó dùng kháng sinh Tetracilin bôi lên vết loét. Hoặc tiêm 100mg/kg Ba ba bằng Streptomycin. Tiêm 3 lần trong một tuần.

Nguồn: nghenong.com

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên mục

Exit mobile version