Nuôi giòi làm nguồn thức ăn trong chăn nuôi baba

Giòi có hàm lượng dinh dưỡng rất cao sẽ là nguồn thức ăn rất giá trị trong chăn nuôi baba

a.  Kiến tạo hố nuôi như nuôi trùn

Chỉ có khác hơn là khối lượng của 1 hồ chỉ giới hạn từ 1m3 đến l,5m3 là vừa và nơi kiến tạo phải xa nơi nghỉ ngơi của con người để tránh mùi hôi.

Về mặt giá trị sử dụng con giòi cao hơn con trùn gấp vài lần.

Kích cỡ hồ 1,5m X 1m X 1,2 và được sắp xếp thức ăn cho Giòi theo các bước.

Rơm dùng làm mồi phải là rơm còn tốt và được rửa sạch, phơi khô bó gọn từng nắm và chặt bằng hai dầu.

xếp 1 lớp ở đáy hồ rồi rải nước cho ướt dẫm hoặc nhúng vào thau nước trước khi xếp. xếp xong rải 1 lớp phân bò khô cho đều trên mặt rơm để phân bò khi có nước ngấm vào sẽ tan vào lớp rơm làm mồi cho giòi ăn.

Cứ tuần tự 1 lớp rơm, 1 lớp phân mỏng cho đến khi gần dầy hồ.

Nuôi giòi làm nguồn thức ăn trong chăn nuôi baba - 4 jpg

Trên mặt hố:

+ Nấu cháo bằng tấm gạo, nấu vừa loãng để nguội rồi múc cháo rưới lên lớp rơm cho nước cháo ngấm dần xuống các lớp rơm phía dưới (chú ý là cháo không được để thiu mốc), một khối rơm nấu 2kg tấm và 20 lít nước là vừa.

+ Khi ‘rưới nước cháo xong, dùng đầu, lòng gà, vịt hoặc ruột heo hay cá ươn bỏ trên mặt rơm 3 – 4kg (3-4 nhóm) để thối nhử ruồi nhặng tới ăn và chúng sẽ đẻ trứng, khi chúng đẻ trứng và ăn hết mồi nhử thì chúng sẽ ăn tới lớp rơm trộn cháo và phân bò.

+ Độ 1 tuần dùng nước rửa cá, lươn hoặc huyết heo pha nước loãng tưới bổ xung vào hồ nhằm quyến rũ thêm ruồi nhặng, ruồi nhặng càng đông chúng dẻ trứng càng nhiều thì lớp rơm rạ phân hủy càng nhanh.

b.  Chăm sóc và thu hoạch giòi.

Xếp xong và để mồi nhử, nên có mái che chống mưa, trên mặt rơm nên đậy sơ vỉ tre thưa hay lá dừa hoặc lưới đề phòng gà vịt, chim chóc, cóc, nhái, thằn lằn phá hoại.

Cứ mỗi ngày dùng nước tưới (10 lít) đề phòng lớp rơm phía dưới bị nóng. Giòi không xuống ăn hết rơm, nhiệt độ phía dưới chỉ ở mức 30 – 35°c là phù hợp cho Giòi sông.

Giòi sẽ ăn lớp rơm kế tiếp ở nhiệt độ nhỏ hơn 30°c và cứ lớp đó hết là chúng ăn lớp kế tiếp cho đến khi hết

số rơm trong hồ là đến kỳ thu hoạch (vòng quay chỉ 10 – 15 ngày).

Chú ý độ ẩm: Giữ độ ẩm ở 90 – 95% không bị ngập úng. Giòi chỉ ăn trên mặt nước chứ chúng không chui xuống mặt nước: Do đó mà số lượng tưới 10 lít là vừa tạo độ ướt cho thức ăn và còn lại nước sẽ bốc hơi.

Ngoài ra, còn phải chú ý cắt dứt vòng đời của Giòi, nghĩa là không chờ chúng trở thành ruồi nhặng sẽ gây nguy hiểm cho môi trường, Thời gian thu hoạch là 10 – 15 ngày, nhưng khi thấy thành hồ có nhiều kén bám chắc vào thành hồ chứng tỏ Giòi đã đến kỳ thu hoạch.

Khi thu hoạch bạn cho nước vào từ từ và vớt hết các bã rơm còn lại bằng 1 loại rổ rá thưa. Giòi chỉ nuôi lên mặt nước, lúc ấy bạn xả nước phía dưới cho cạn dần rồi cho nước vào tiếp để rửa Giòi cho sạch rồi dùng rổ dày hớt lớp Giòi cho vào xô.

Nếu nuôi baba thì bạn dưa giòi vào chế biến thay cho bột cá (trang 43-45). Còn gà vịt, ngan ngỗng và cá thì cho ăn sông (Cho vào máng, thả vào mặt hồ).

Cần lưu ý là Giòi dưa vào xô để chế biến nên giết chết bằng nước nóng ở 70 – 80 độ để tránh bò lung tung.

Một hồ nuôi Giòi 1,5m X 1,5m X l,2m = l,8m3 thì chỉ nuôi được l,5m3 và số lượng giòi có thể thu hoạch mỗi lứa 0,5m3. Do sản lượng lớn như vậy, nên kế hoạch nuôi giòi cũng là một nhu cầu cần phải quan tâm không kém nuôi trùn.

Nguồn: Sưu tầm

 

Thảo luận cho bài: Nuôi giòi làm nguồn thức ăn trong chăn nuôi baba

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *