Site icon Nuoitrong123

Một số bệnh trên tôm hùm bông

Sự phát triển tự phát và việc quản lý chưa tốt đặc biệt là thức ăn nuôi tôm hùm lồng chủ yếu là thức ăn tươi sống, gây ô nhiễm môi trường vùng nuôi, làm dịch bệnh xảy ra.

Trước thực trạng đó, hướng tìm hiểu hiện trạng bệnh tôm hùm nuôi lồng ở nơi có nghề nuôi tôm hùm.

1. Phương pháp thu mẫu:

Mẫu thu chọn lọc, tại thời điểm tôm thường mắc bệnh, chọn những con có dấu hiệu bệnh lý (yếu, lờ đờ, kém ăn, màu sắc thay đổi ) đem vào nghiên cứu. Thu mẫu 7 lần với số lượng 21 con có trọng lượng từ 60 500 gam/con (trung bình : 280 gam/con).

2. Phương pháp nghiên cứu sinh vật gây bệnh

+ Phân lập, định danh vi khuẩn : Dựa vào khoá phân loại vi khuẩn của Bergey, 1994.

+ Xác định vi khuẩn tổng số và vi khuẩn vibrrio: sử dụng phương pháp Kock.

+ Nghiên cứu độ nhạy kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh : Phương pháp đĩa nhạy kháng sinh có cải tiến của Kirby Bauer, 1986.

+ Nghiên cứu ký sinh trùng: sử dụng phương pháp của viện sỹ V.A.Dogiel, 1960.

+ Nghiên cứu nấm : nuôi cấy bệnh phẩm trên môi trường PGYA (Pepton Glucose Yeast agar) được làm với NaCl 2%, kết hợp với một số kháng sinh để chống sự phát triển của vi khuẩn.

3. Phương pháp thu thập thông tin về bệnh tôm hùm nuôi lồng

Việc thu thập thông tin dựa trên 2 nguồn chính là :

+ Từ các cơ quan chuyên ngành như phòng NN&PTNT Sông Cầu, Sở Thuỷ sản Phú Yên và từ những người có liên quan đến hoạt động nuôi tôm hùm lồng, chủ yếu là phỏng vấn trực tiếp và điều tra bằng phiếu hỏi.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

1. Hiện trạng bệnh ở tôm hùm bông nuôi lồng tại Sông Cầu, Phú Yên

Qua tìm hiểu phân tích thực trạng bệnh ở tôm hùm bông nuôi lồng tại Sông Cầu, Phú Yên chúng tôi phát hiện một số bệnh thường xảy ra ở tôm hùm khu vực này như sau :

Mộtsố bệnh thường gặp ở tôm hùm bông nuôi lồng tại Sông Cầu, Phú Yên

STT Dấu hiệu đặc trưng Giai đoạn tôm mắc bệnh Mô tả dấu hiệu bệnh lý Tác hại của bệnh
1 Trắng râu Tôm con Râu 1 chuyển từ nâu sang vàng, hồng rồi sang trắng Chết hàng loạt
2 Long đầu Tôm con, tôm trưởng thành Phần giáp đầu ngực và phần thân long ra, có chất dịch bên trong lớp biểu bì khu vực này Chết rải rác đến hàng loạt
3 Ðầu to Tôm con, tôm trưởng thành Phần giáp đầu ngực tôm rất lớn, khác thường, phần thân và đuôi nhỏ Chết rải rác
4 Mềm vỏ Tôm trưởng thành Toàn bộ cơ thể tôm mềm kéo dài như lúc vừa mới lột xác Chết rải rác
5 Ðóng sun, hầu Tôm trưởng thành Nhìn bề ngoài thấy sun, hầu bám đầy ở phần giáp đầu ngực Chết rải rác
6 Ðen mang Tôm con, tôm trưởng thành Mang tôm thối rữa và chuyển màu đen Chết hàng loạt
7 Phồng mang Tôm con, tôm trưởng thành Mang tôm phồng lên, có chất dịch vàng dưới lớp biểu bì nắp mang Chết rải rác đến hàng loạt
8 Ðỏ thân Tôm con, tôm trưởng thành Toàn bộ thân tôm chuyển sang màu hồng, tôm yếu dần, bỏ ăn và chết Chết hàng loạt

 

Nhận xét: Qua bảng trên thấy rằng, tôm hùm nuôi lồng tại vùng biển Sông Cầu, Phú Yên có dấu hiệu bệnh lý khá đa dạng. Tỷ lệ tôm chết khi mắc các bệnh mềm vỏ, long đầu, đóng sun hay hầu và bệnh đầu to là ít, chỉ chết rải rác không gây hại đáng kể cho người nuôi một khi biết cách ngăn ngừa. Tuy nhiên, đối với bệnh đỏ thân, trắng râu và đen mang lại có tần số xuất hiện cao, gây chết tôm hùm nuôi hàng loạt và nhanh chóng (sau 3-7 ngày khi phát hiện dấu hiệu bệnh lý). Ðặc biệt dấu hiệu tôm đỏ thân – dấu hiệu thường gặp nhất ở mọi kích cỡ tôm từ 50 gr/con đến 1200 gr/con. Ðây có thể là sản phẩm tổng hợp của nhiều tác nhân gây bệnh tác động vào tôm hùm nuôi. Do vậy cần có những nghiên cứu sâu hơn về các tác nhân, biện pháp phòng trị bệnh đỏ thân cũng như bệnh trắng râu và đen mang ở tôm hùm bông nuôi lồng khu vực này.

2. Vi khuẩn

Qua 7 lần lấy mẫu phân tích, kết quả phân lập vi khuẩn, nấm và động vật ký sinh trên tôm hùm bông nuôi lồng ở Sông Cầu, Phú Yên được thể hiện như sau :

Vi khuẩn luôn luôn là tác nhân chủ yếu gây nhiều bệnh cho tất cả các sinh vật gồm vi khuẩn VibrrioAeromonasPseudomonasProteus. Không những tôm he (Penaeus) nuôi ở nước mặn thường bị cảm nhiễm vi khuẩn Vibrio mà ở tôm hùm (Panulirus) nuôi lồng trên biển cũng cho kết quả tương tự. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với phát hiện của Evans (1987) khi nghiên cứu bệnh vi khuẩn trên tôm hùm. Tuy vậy, tần số bắt gặp các giống vi khuẩn này khác nhau, trong đó vi khuẩn vibrio gặp ở hầu hết các đợt mẫu nghiên cứu. Do đó việc nghiên cứu Vibrio là một trong những hướng chủ yếu.

Từ kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái, thực hiện các phản ứng sinh vật hoá học, dựa vào khoá phân loại vi khuẩn của Bergey, chúng tôi có thể xác định tên của chủng vi khuẩn Vibrio đã phân lập là V.parahaemolyticus.

Ðể làm cơ sở khoa học cho việc dùng kháng sinh phòng trị bệnh vi khuẩn ở tôm hùm nuôi lồng, chúng tôi thử độ nhạy một số kháng sinh đối với vi khuẩn V.parahaemolyticus. Kết quả thu được như sau :

Kếtquả thử độ nhạy kháng sinh của vi khuẩn V.parahaemolyticus

Loại ký sinh   –     Ðộ nhạy  Nalidixic acid (30 mg/dĩa) Ciprofloxacin (5 mg/dĩa) Cephalexin (30 mg/dĩa) Norfloxacin (10 mg/dĩa) Bactrim (1,25/23,75mg/dĩa)
Ðường kính vòng vô khuẩn (mm) 24 26 27 29 9 11 26 28 15 17
Loại ký sinh Ðộ nhạy Ofloxacin (5 mg/dĩa) Gentamycin (10 mg/dĩa) Cefurantin (30 mg/dĩa) Doxycyclin (30 mg/dĩa) Cefoperazone (75 mg/dĩa)
Ðường kính vòng vô khuẩn (mm) 22 24 13 15 12 14 20 22 19 – 21

 

Các loại kháng sinh có độ nhạy cao với vi khuẩn V.parahaemolyticus trong điều kiện thí nghiệm là: Ciprofloxacin, Nalidixic acid, Norfloxacin hiện tại có khả năng phòng trị tốt bệnh vi khuẩn ở tôm hùm nuôi lồng khu vực Sông Cầu, Phú Yên. Tuy vậy, không phải khi nào cũng có hiệu quả, có thể do các nguyên nhân :

– Do nồng độ kháng sinh dùng trong thức ăn thấp hơn nồng độ cần thiết (có thể do thuốc khó hoà tan hoặc trong thức ăn hay trong nước có sẵn một số chất kháng có thể kết hợp làm mất tác dụng kháng sinh).

– Do sự kháng thuốc của vi khuẩn V.Parahaemolyticus, là vi khuẩn Gram âm, dễ xảy ra kháng thuốc.

– Do tác nhân chính gây nên bệnh đỏ thân chưa phải là V.parahaemolyticus. Ðây là vấn đề, cần nghiên cứu thêm.

3. Nấm và vật ký sinh

Ngoài vi khuẩn, nấm và động vật ký sinh cũng là 2 tác nhân gây bệnh thường gặp trên các sinh vật nuôi. Các mẫu tôm hùm bông đem nghiên cứu, qua kiểm tra trực tiếp bằng mắt thường, kính hiển vi và phân lập trên môi trường PGYA chúng tôi thu được kết quả là tôm hùm nuôi lồng khu vực Sông Cầu, Phú yên thường nhiễm nấm Lagenidium sp, với tần số bắt gặp khá lớn (>50% số mẫu nghiên cứu), nấm fusarium sp bắt gặp ít hơn (30% số mẫu nghiên cứu). Tuy nhiên khả năng gây hại ở các loại nấm này chưa rõ ràng khi tần số bắt gặp thấp trên tôm hùm nuôi lồng, nhưng chúng lại rất nguy hiểm ở giai đoạn ấu trùng, có thể gây chết 90% ấu trùng trong vòng 49 – 72 giờ (Nilsson và ctv, 1976).

Nguồn: vietlinh.vn

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên mục

Exit mobile version