Trồng rau trong thùng xốp đã không còn là điều gì mới lạ, nhất là đối với các hộ gia đình sống ở thành phố nơi có quỹ đất eo hẹp. Trồng rau trong thùng xốp được cho là phương pháp đem lại rau sạch an toàn cho gia đình tuy nhiên vẫn có những lưu ý bạn cần hết sức chú tâm.
Trồng rau trong thùng xốp (hình 1)
Theo các chuyên gia về lĩnh vực cây trồng thì có 5 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới việc sinh trưởng cũng như sự an toàn, và chất lượng dinh dưỡng của rau củ khi trồng là đất, phân, nước, ánh nắng và hạt giống. Với hai yếu tố đầu thì nên thiên về hữu cơ là đất và phân thì việc lựa chọn và chăm bón ra sao rất quan trọng. Nếu bón số lượng nhiều quá, rau củ sẽ cứng khi ăn không còn độ ngọt thông thường. Nếu bón quá ít, cây sẽ lại mềm và không đủ khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng để phát triển một cách bình tường . Ngoài ra, các chuyên gia còn nhấn mạnh, điều quan trọng là không nên nhân tạo 5 yếu tố đã nêu trên khi trồng rau trong thùng xốp nói riêng hay trồng ngoài vườn, bãi nói chung.
Đối với các hộ gia đình ở thành phố, việc trồng rau trong thùng xốp thường sẽ gặp phải khó khăn là có ít ánh nắng. Trong khi các chất dinh dưỡng của cây được tổng hợp tốt nhất dưới môi trường có ánh nắng mặt trời. Thông thường,
Trồng rau trong thùng xốp (hình 2)
đối với những cây còn non, người trồng không nên cho nắng nhiều, nhưng đối với những cây lớn hơn một chút thì càng nhiều nắng cây sẽ càng quang hợp tốt. Bên cạnh đó người trồng cũng cần hết sức lưu ý, nắng chiều sẽ không tốt được bằng nắng sáng. Do đó, buổi chiều bạn nên để cây ở những nơi không có quá nhiều nắng còn sáng nên cho cây được đón nắng, gió để đạt được giá trị dinh dưỡng tốt nhất cho sản phẩm.
Với những giá thể được sử dụng trong quá trình trồng rau như mùn cưa hay các chế phẩm sản xuất sẵn đó là xơ dừa, trấu hun… khi bị rơi vãi trong quá trình trồng và chăm sóc cũng sẽ góp phần gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, các vật dụng chứa nước trên sân thượng nhằm phục vụ việc tưới rau cũng sẽ là nơi sinh sản lý tưởng cho muỗi và nguy cơ gây ra bệnh sốt xuất huyết. Vì vậy, đối với những hộ gia đình trồng rau trong thùng xốp, sau khi rau đã cho thu hoạch cần đảm bảo các chất phế thải được xử lý một cách khoa học. Nếu tái sử dụng lại các giá thể thì cần được mang làm vệ sinh, phơi lại để khử trùng do các vi sinh vật cũng được phát triển trong đó.
Nguồn: sưu tầm