Trong hệ thống nuôi thuỷ sản nước ngọt đã và đang phát triển mạnh cả về diện tích nuôi, đối tượng nuôi, hình thức nuôi. Tuy nhiên, việc biến đổi khí hậu ngày càng trở nên phức tạp, môi trường nuôi bị ô nhiễm trầm trọng, bệnh trên cá mỗi ngày càng phát triển, trong khi đó nguời nuôi vẫn đang còn nuôi theo kinh nghiệm là chính, việc phòng bệnh cho cá vẫn chưa được quan tâm đúng mức, nên trong quá trình nuôi, mỗi khi cá bị bệnh việc chữa trị còn lúng túng gây thiệt hại lớn đến kinh tế hộ.
Các đối tượng nuôi truyền thống lâu nay như mè, trôi, trắm, chép vẫn được duy trì và thả nuôi với nhiều hình thức như: nuôi chuyên, xen ghép, lồng bè.v.v..do được thị trường ưa chuộng, thịt thơm ngon, chi phí thấp, nên cá trắm cỏ vẫn là đối tượng được các hộ chọn nuôi thả chính trong ao, lồng.Tuy nhiên, nghề nuôi cá trắm cỏ vẫn gặp phải khó khăn lớn nhất đó là dịch bệnh.
Hôm nay, https://nuoitrong123.com chia sẻ kinh nghiệm cách phòng và trị bệnh cá trắm bị nhiễm khuẩn:
Biểu hiện của cá trắm khi bị mắc bệnh:
- Thối rốn
- Sau đó chết nổi
- Nước ao rất tanh
- Mỗi ngày chết vài con
Nguyên nhân gây bệnh nhiễm khuẩn ở cá trắm cỏ:
- Môi trường ô nhiễm
- Sức khỏe của cá không tốt
- Giống cá không đủ chất lượng
Biện pháp khắc phục:
- Khử trùng nước bằng 1 trong các loại thuốc sát trùng như BKC hoắc TCCA
- Kết hợp với dùng kháng sinh lại FLORPHENICOL hoặc DÕYCYCLINE trộn thức ăn 5 ngày liên tục
Chúc bà con phòng trị bệnh cho cá trắm thành công!