Cây tre là cây đa năm có thể cho thu nhập quanh năm, nếu biết cách để xử lý trong mùa khô, có thể là cây xóa đói giảm nghèo cho thu nhập cao trong diện tích nhỏ.
Từ năm 2000 đến 2005 Trung Tâm Khuyến Nông đã đầu tư khoảng 120 ha mô hình trình diễn trên các giống tre Mạnh Tông, Điềm Trúc bước đầu đã có kết quả ở năm thứ 4 – 5 năng suất có thể đạt 20 – 25 tấn /ha, doanh thu có thể đạt 60 -75 triệu. Kỹ thuật chăm sóc nhẹ nhàng, ít sử dụng thuốc BVTV (rau an toàn). Thông qua hội thảo đầu bờ và các phương tiện thông tin đại chúng đài, báo, các cuộc tham quan trong, ngoài tỉnh đã góp phần mở rộng diện tích trồng tre trên phạm vi toàn tỉnh hơn 300ha.
Thị trường tiêu thụ măng tươi chủ yếu thông qua thương lái, những cũng rất dễ tiêu thụ. Đầu mùa thuận (mùa mưa) giá bán 4.000đ/kg, giữa vụ 3.000đ/kg, cuối vụ 6.000 – 7.000đ/kg. Vụ mùa nghịch (mùa nắng) giá tương đối cao, từ 12.000 – 15.000đ/kg (luộc đã bóc la bao). Giá măng tre hàng năm thường dao động ở mức trên nên người trồng tre cũng thấy thoải mái vì đã đem lại hiệu quả khá cao. Nhưng 2 năm trở lại đây do không am hiểu về kỹ thuật, lại chạy theo lợi nhuận nên năng suất măng ở một số vườn tre có chiều hướng đi xuống. Tình trạng này là do các nguyên nhân sau đây:
– Công tác quản lý khâu thu hoạch không được chặt chẽ, không có kế hoạch chọn măng để lại trên bụi (măng để lại làm cây bố mẹ).
– Cuối mùa mưa, nếu còn nhiều măng nanh (măng mọc từ măng đã sắn trước đây) thì người dân lại tiếp tục thu hoạch, nếu ít măng nanh thì để lại nhưng không chăm sóc.Do vậy, trong vòng 2 -3 năm sẽ không có măng lớn (có đường kính 15 -20cm), và dẫn đến tình trạng không có cây tre lớn (măng to). Măng tre phát triển lớn nhất cũng chỉ đạt đường kính từ 5 – 6cm.
– Thu hoạch những mục măng nằm phía ngoài nên làm cho bụi tre không phát triển theo chiều rộng mà có chiều hướng gom về phía tâm bụi tre.
Trồng tre khai thác măng trái vụ đòi hỏi người sản xuất phải có kỹ thuật thâm canh và có kinh nghiệm nhiều năm. Cây tre là cây đa năm có thể cho thu nhập quanh năm, nếu biết cách để xử lý trong mùa khô, có thể là cây xóa đói giảm nghèo cho thu nhập cao trong diện tích nhỏ.
Để giúp cho người trồng tre có thể kéo dài thời kỳ khai thác măng (thời kỳ kinh doanh) 10 – 20 năm người trồng tre cần lưu ý trồng tre đến năm thứ 3 mới bắt đầu cho thu hoạch. Trong thu hoạch đầu vụ thuận, người chủ vườn cần chọn trước 3 – 4 mục măng to có các măng phát triển đều, măng phải mọc từ dưới mặt đất lên rồi dùng nước sơn đánh dấu, không cho khai thác. Còn lại những mục măng khác tiến hành cho thu hoạch. Các bước làm cụ thể như sau:
Tre là loại cây hút dinh dưỡng rất mạnh, vì thế cần đầu tư phân hữu cơ và vô cơ, trong đó lượng phân hữu cơ từ phân chuồng rơm rạ, lá mía… càng nhiều năng suất càng cao (không giới hạn), nhất là trong vụ khai thác măng mùa nghịch. Có thể sử dụng lượng phân bón theo tỉ lệ 3- 2 – 0,5, với số lượng 60-100gram (Urê+ Super lân + Kali)/bụi/năm và tăng tăng dần mỗi năm từ 10 – 20% tùy theo đất tốt hay xấu.
Cách xử lý măng vụ nghịch
Trước khi xử lý vụ nghịch cần thực hiện một số thao tác như tỉa bỏ các cây nhỏ, các nhánh để dễ khai thác măng, giúp cho tre tập trung phát triển ở các điểm sẽ cho măng tre sau này. Xung quanh bụi tre cần đào sâu khoảng 20cm, ngang 40cm nhằm giúp cho măng tre phát triển từ dưới lên, hạn chế măng tre phát triển chiều ngang mau chòi gốc (lưu ý: tre Mạnh Tông khó xử lý hơn tre Điềm Trúc).
Khi khai thác xong mùa mưa, cần bón phân chuồng 10 – 20kg, 30 – 50gr phân super lân, 10 – 20gr urê xung quanh gốc (dưới hố) để cho cây tre phục hồi. Ủ xung quanh gốc một lớp mỏng bằng rơm rạ.
Khi kết thúc mùa mưa để vườn tre thật khô khoảng 1 tháng, sau đó tưới nước thật đậm đều trong vườn và bón từ 20 – 30gr Urê và 5- 10gr Kali. Ủ thật dầy lớp rơm rạ xung quanh gốc. Do lúc này thời tiết hơi se lạnh, tác dụng trong quá trình phân giải phân chuồng, rơm rạ… sẽ sinh ra nhiệt làm cho gốc tre ấm lên, kích thích các quá trình hoạt động sinh hóa của tre ở các đỉnh sinh trưởng (mắt gốc) mới phát triển thành măng. 30 ngày sau khi tưới nước, tre bắt đầu phát triển măng. Trong vườn tre kinh doanh măng mùa nghịch cần tưới đủ ẩm, thường xuyên, trong suốt mùa nắng, giúp cho măng phát triển mạnh (ít sơ), nếu thiếu độ ẩm (tưới không đảm bảo) làm cho năng mau già nhiều sơ thương lái chê.
Để tăng năng suất măng tươi, hạn chế măng mau già, một số hộ trồng tre huyện Tân Châu sử dụng 2 cách: Ủ chung quanh gốc bằng rơm rạ thật cao, hạn chế cho măng tiếp xúc với ánh sáng, măng phát triển mạnh, nhưng chậm già hoặc sử dụng các lon nhựa to để chụp mục măng lại hay sử dụng bao ni long màu đen cũng làm chậm sự hình thành chất sơ (sự già) của măng.
Trong mùa mưa nếu đầu tư thâm canh, đủ độ ẩm, phần gốc còn lại của măng có thể đẻ ra nhiều măng con (2 -3 măng con/mục măng) nhưng măng sẽ nhỏ hơn so với măng mẹ, giá bán cũng bằng với giá măng lớn. Những măng tre chọn để làm cây mẹ, nếu trong điều kiện chăm sóc tốt 2- 3 tháng sau có thể cho măng con, đối với măng này trọng lượng, kích thước bằng hoặc lớn hơn măng mẹ.
Tỷ lệ để cây tre trên bụi
Trên bụi nên để lại từ 9 – 12 cây tre (tre ông bà 3 – 4 cây; tre bố mẹ 3 – 4cây; con cái 3 – 4 cây). Nếu không giữ được tỷ lệ trên, tre non dễ bị gãy, đổ do gió bão vì không có nơi nương tựa. Những cây tre nhỏ không bán được cũng được chặt bỏ sát gốc (ngay lóng gần mặt đất), không nên để trong bụi. Khi tre phát triển theo chiều rộng, theo thời gian thì phần các gốc tre phía trong sẽ mục đi, các măng tre sẽ có chiều hướng phát triển vào bên trong (vào tâm của bụi tre), người trồng tre lựa chọn để lại cây tre cho cân đối trong bụi.
Khi đến thời điểm giá tre thấp, người trồng tre thấy không hiệu quả thì không cần phải phải thu hoạch bán, nên chọn mục măng to để lại (chú ý cân đối bụi) nếu số lượng cây trên bụi càng nhiều và mọc cân đối càng tốt.
Nguồn:sưu tầm
Tìm bài này trên Google:
- trong tre lay mang
- KY thuat trong tre lay mang
- cách trồng tre lấy măng
- tre lay mang
- trồng măng tre
- trong tre lay mang lam giau
- ky thuat trong tre
- cách trồng tre
- cach trong mang tre
Cho tôi hỏi, tôi có 1000 mét vuông đất có nên trông tre lấy mang với diện tích nhỏ như vậy không?