Bệnh tụ huyết trùng gia súc, gia cầm

Tụ huyết trùng là bệnh do vi khuẩn Pasteurella có thể đóng vai trò tiên phát hoặc kế phát đối với nhiều loại bệnh, nhiều loài động vật và người.

Bệnh tụ huyết trùng gia súc, gia cầm - benh tu huyet trung gia suc gia cam

Những bệnh mà ở đó vi khuẩn Pasteurella đóng vai trò gây bệnh tiên phát được gọi là Pasteurellosis (bệnh tụ huyết trùng trâu bò, lợn và gia cầm).

1. Tụ huyết trùng trâu bò

Phần lớn trâu bò bị bệnh ở thể quá cấp tính đều dẫn tới chết.

* Triệu chứng: Con vật mệt mỏi, ít vận động, không nhai lại. Nhiệt độ tăng 40-42oC, niêm mạc mắt đỏ, sau tím tái, chảy nước mắt, nước mũi, ho khan, ho nhỏ hoặc ho từng cơn, nước mũi đặc có lẫn mũ. Nếu bệnh khu trú ở vùng bụng xuất hiện triệu chứng viêm ruột, lúc đầu đi táo sau đi lỏng có lẫn máu, bụng chướng to. Nếu bệnh khu trú tại hạch lâm ba thì xuất hiện các hạch sưng to, thủy thũng (hạch sau hầu, trước vai, hạch bẹn, hông, hạch khoe chân). Bệnh có biểu hiện què.

2.Tụ huyết trùng gia cầm

Bệnh tụ huyết trùng gia súc, gia cầm - 188 ga htrung 500x375

 

Hiện tượng có lác đác gà chết đột ngột trong chuồng là dấu hiệu đầu tiên của bệnh tụ huyết trùng gia cầm. Con vật sốt cao, hô hấp nhanh, khó, dái tai, mào, nơi trụi lông ở đầu có màu tím tái, gà ỉa chảy lúc đầu trắng, sau màu xanh và chứa nhiều dịch nhầy. Nếu gà qua khỏi giai đoạn này sẽ chuyển sang mãn tính.

3.Tụ huyết trùng lợn

Thời gian nung bệnh từ 1-14 ngày, có khi chỉ một vài giờ. Có 3 thể bệnh: quá cấp, thể cấp và mãn tính.

– Quá cấp: lợn mệt mỏi, kém ăn, bỏ ăn, nằm một chỗ rúc đầu vào rơm, không đứng dậy được, sốt cao 41-42oC, uống nhiều nước, run rẩy.

Thủy thũng ở cổ, họng, hầu, viêm hầu, cổ cứng, mặt mũi sưng híp lại, có khi sưng giữa hai hàng vú. Con vật thở khó, thở khò khè, vươn thẳng cổ để thở, tim đập nhanh, các niêm mạc đỏ sẫm hoặc tím bầm, vùng bụng, tai, bẹn tím tái, viêm đường hô hấp trên.

– Cấp tính: Lợn ủ rũ, ăn ít, bỏ ăn, sốt cao 41oC, thở khó, niêm mạc mũi bị viêm, có tiếng khò khè ướt trong phế quản, chảy nước mũi đặc, nhờn, đục, có khi có mủ, máu, ho khan từng miếng, tim đập nhanh, chảy nước mắt, hầu sưng, thủy thũng lan rộng xuống cổ. Lúc đầu con vật tỉnh táo, sau đó tiêu chảy có máu hoặc cục máu do xuất huyết nội. Tỷ lệ chết có thể đến 80%. Nếu con vật qua khỏi, bệnh chuyển sang thể mãn tính.

– Mãn tính: Con vật thở khó, thở nhanh, ho nhiều, tiêu chảy, khớp xương bị viêm, sưng, nóng, đau, nhất là khớp đầu gối. Con vật gầy yếu.

Phòng và trị bệnh:

* Phòng bệnh

  • Phòng bệnh bằng cách sử dụng vacxin phòng bệnh.
  • Phòng bằng vệ sinh, nuôi dưỡng, chăm sóc.

* Trị bệnh

+Thuốc kháng sinh điều trị nguyên nhân gây bệnh:

  • Penicillin G: tiêm bắp liều 10.000 đơn vị/kg thể trọng.
  • Ampicillin: tiêm bắp liều 10mg/kg thể trọng.
  • Kanamycin: tiêm bắp liều 10mg/kg thể trọng.

Streptomycin: tiêm bắp liều 10mg/kg thể trọng.

+Thuốc chữa triệu chứng:

  • Chống khó thở: dùng Ephedrin (1ml/ống) với liều 1ml/20-30 kg thể trọng/ngày, tiêm bắp. Hay dùng Diaphylin liều 1ml/20-30 kg thể trọng/ngày.
  • Thuốc trợ lực: tiêm bắp một trong các loại vitamin sau: Vitamin B1 2,5%, vitamin C 5%, vitamin B complex, vitamin B12… Mỗi loại tiêm với liều 5-10 ml/con/lần.
  • Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng một số bài thuốc nam (theo kinh nghiệm của nhân dân).

Nguồn: Sưu tầm

Thảo luận cho bài: Bệnh tụ huyết trùng gia súc, gia cầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *