Cách chữa vịt đẻ bị sưng khớp chân

Hỏi: Gia đình tôi nuôi vịt đẻ super 1.000 con, được 6 tháng tuổi, một số con bị sưng khớp chân đã lâu, ăn bình thường. Xin hỏi biện pháp khắc phục?

Trả lời:

– Nuôi vịt đẻ cần nhu cầu khoáng rất cao, đặc biệt là canxi, nếu khẩu phần ăn trong giai đoạn này thiếu canxi cũng gây nên sưng khớp, đi lại khó khăn. Do đó người nuôi vịt cần kiểm tra lại khẩu phần ăn và bổ sung khoáng cho đàn vịt.

– Có thể vịt bị viêm khớp mãn tính: Nên điều trị bằng cách tiêm penicillin, lincomicin, liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

– Kết hợp bổ sung vitamin, thuốc trợ sức, trợ lực cho vịt.

– Khi điều trị bệnh, việc tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, cải thiện môi trường chăn nuôi, giúp vịt nhanh hồi phục.

Cách chữa vịt đẻ bị sưng khớp chân - vi bi xung khop chan 640x480

Một số bệnh truyền nhiễm trên vịt và các biện pháp phòng, trị

Chăn nuôi vịt trong chủ yếu phân tán, nhỏ lẻ, không đảm bảo vệ sinh thú y cộng với thời tiết diễn biến phức tạp nắng, mưa thất thường ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn vịt là nguy cơ phát sinh một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Bệnh dịch tả vịt, tụ huyết trùng…..

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh trên đàn vịt. Chi cục Thú y hướng dẫn cách nhận biết bệnh Dịch tả; Tụ huyết trùng vịt và các biện pháp phòng, trị như sau:

  1. Bệnh dịch tả vịt:

– Nguyên nhân: Do vi rút Herper gây ra, bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là vịt từ 15 ngày tuổi trở lên. Bệnh có tính chất lây lan nhanh, mạnh, có tỷ lệ chết rất cao (80-90%).

– Triệu chứng: Thời gian nung bệnh từ 3-4 ngày, sốt cao 43-44oC, bỏ ăn, đứng một chân, đầu rúc vào cánh, tiếng kêu khản đặc, sưng mi mắt, niêm mạc mắt đỏ, khó thở, tiếng thở khò khè, chảy nước mũi, nhiều con đầu sưng to, hầu, cổ bị sưng do tổ chức liên kết dưới da bị phù thủng, lòi gai sinh dục (vịt đực), sản lượng trứng giảm 25-40% (Vịt đẻ). Lúc mới bị bệnh vịt khát nên uống nhiều nước sau vài ngày vịt bị tiêu chảy phân loãng màu trắng xanh, có mùi khắm. Sau khi xuất hiện triệu chứng được 5-6 ngày, con vật gầy rạc, tứ chi liệt, nằm một chỗ, rũ cánh, nhiệt độ giảm dần rồi chết.

– Bệnh tích: Mổ khám vịt bệnh thấy đầu, cổ sưng tụ máu, tím bầm; Xuất huyết điểm dày đặc trên cơ thể, xuất huyết, tụ máu trong cơ tim, ruột, màng treo ruột. Van tim, gan, tụy, thận xuất huyết. Đối với vịt đẻ nang trứng sung huyết, xuất huyết, trứng non méo mó, dạ dày tuyến, thực quản xuất huyết thành vòng, gây nổi ban trên niêm mạc đường tiêu hóa, ruột xuất huyết hình nhẫn.

– Phòng bệnh: Biện pháp hiệu quả nhất là tiêm phòng vắc xin dịch tả vịt cho đàn vịt theo lịch: Lần thứ 1: Lúc 3 ngày tuổi; Lần thứ 2: Lúc 21 ngày tuổi (đối với vịt thịt), 45 ngày tuổi (đối với vịt đẻ), sau 6 tháng tiêm nhắc lại. Kết hợp với chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh khử trùng tiêu độc chuồng trại môi trường chăn nuôi, thức ăn, nước uống sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh Thú y.

– Định kỳ tiến hành sát trùng chuồng trại và môi trường thủy sinh khi có dịch cũng như khi không có dịch. Dùng một trong các lọai thuốc sát trùng của Anova như: Novacide, Novasept, Novadine.

– Thường xuyên bổ sung vào thức ăn, nước uống của vịt các sản phẩm cung cấp chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng bệnh. Sử dụng một trong các sản phẩm sau: Nova-ADE B.Complex: 2g/kg thức ăn, trộn cho ăn liên tục  hoặc Nova – Cplus: 1 g/lit nước, uống trong 3 ngày.

– Điều trị: Bệnh dịch tả vịt do vi rút gây ra nên chưa có thuốc kháng sinh điều trị đặc hiệu, nhưng trong trường hợp đàn vịt bị phát bệnh cần phải tiêu hủy ngay các con vịt ốm, chết (chôn xác vịt cùng với vôi bột). Cách ly đàn vịt khỏe mạnh sang khu vực khác, tiến hành phun khử trùng tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, tiêm vắc xin dịch tả vịt liều gấp 2 lần cho đàn vịt. Kết hợp cho uống kháng sinh Cali –Terravet 2g/lít nước cho uống, liên tục 1-2 ngày và bổ sung các vitamin, điện giải vào nước ngăn ngừa các bệnh kế phát.

  1. Bệnh tụ huyết trùng gia cầm:

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi khuẩn Pasteurella Multocida gây ra, bệnh thường xảy ra vào vụ hè thu trên đàn gà, vịt (ở mọi lứa tuổi) và các loại gia cầm khác. Đặc biệt gà, vịt thường bị bệnh nặng và hay xảy ra những vụ dịch lớn. Các biểu hiện của bệnh trên vịt như sau:

– Triệu chứng: Thời gian nung bệnh 1-2 ngày, bệnh xảy ra ở 3 thể:

+ Thể quá cấp tính: Con vật đột ngột ủ rũ, sốt cao, sau 1- 2 giờ lăn ra chết.

+ Thể cấp tính: Là thể khá phổ biến, sốt cao 42-43oC, chảy nước mũi làm vịt khó thở, vịt chết đột ngột, xác chết tụ máu tím bầm.

+ Thể mãn tính: Thường thấy ở cuối ổ dịch, sốt cao, chảy nước mũi, khó thở, vịt gầy, sưng khớp làm vịt bị liệt, viêm màng não làm vịt ngoẹo cổ.

– Bệnh tích:

Mổ khám vịt bệnh thấy tụ huyết, xuất huyết ở dưới da; tim sưng, bao tim  trương to chứa dịch màu vàng do viêm ngoại tâm mạc; phổi tụ máu, viêm màu nâu thẫm; gan sưng; nách tụ máu; niêm mạc ruột tụ máu; đối với vịt đẻ buồng trứng và ống dẫn trứng viêm, xuất huyết; các khớp sung to chứa nhiều dịch màu xám đục.

Cách chữa vịt đẻ bị sưng khớp chân - nuoi vit de 640x479

– Phòng bệnh: Tiêm vắc xin Tụ huyết trùng gia cầm cho vịt, liều lượng 1ml/con, sau 6 tháng tiêm nhắc lại. Kết hợp chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, cho vịt ăn  đầy đủ thành phần dinh dưỡng theo từng lứa tuổi, thường xuyên bổ sung vitammin và chất điện giải vào thức ăn, nước uống. Trong trường hợp vịt bị bệnh phải cách ly vịt bệnh để điều trị, tiêu hủy vịt chết theo quy định, phun thuốc khử trùng tiêu độc chuồng trại và nơi chăn thả bằng vôi bột, thuốc sát trùng Benkocid…

– Điều trị: Bệnh do vi trùng gây ra, nên sử dụng một trong các loại kháng sinhsau:

+ Streptomixin: 60 mg/kg thể lượng, trong 2-3 ngày, tiêm bắp.

+ Hoặc Bio – Anfio: 1ml/5kg thể trọng hoặc Erysultrim 1ml/10kg thể trọng, tiêm bắp, liên tục 2-3 ngày, kết hợp chăm sóc, nuôi dưỡng: Bổ sung các vitamin và điện giải cho vịt.

Thảo luận cho bài: Cách chữa vịt đẻ bị sưng khớp chân

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *