Cách nhân giống cây thảo quả

Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb), tên khác: Đò ho, Thảo đậu khấu, Mác hấu. Thuộc họ: Gừng – Zingiberaceae.Cách nhân giống cây thảo quả - cach nhan giong cay thao qua

Hạt thảo quả là thuốc chữa đau bụng, đầy chướng, nấc, nôn ọe, tiêu chảy, sốt rét, hôi miệng, sâu răng… Bên cạnh công dụng làm thuốc, thảo quả còn được dùng nhiều làm gia vị.

Cây thảo quả sống lâu năm, cao 2 – 3 m, thân rễ to, phân cành, mọc thành cụm. Cụm hoa dạng bông, mọc từ gốc thân, dài 15 – 20 cm. Đài dạng ống, tràng hoa màu vàng. Quả mọc thành chùm, hình trứng, màu đỏ tía. Hạt màu vàng nâu, có áo hạt, vị ngọt, mùi thơm hơi cay.

Thảo quả là cây đặc biệt ưa bóng, ưa ẩm nên chỉ có thể trồng được dưới tán rừng, ở độ cao 1.300 – 2.200 m, có khí hậu ẩm mát quanh năm, nhiệt độ trung bình năm 13 – 15,3 độ C, thường xuyên có sương mù, lượng mưa 3.500 – 3.800 mm/năm, độ ẩm không khí trung bình từ 90% đến bão hòa.

Nhân giống

– Nhân giống bằng hạt: Vào tháng 9, tháng 10 khi thu hoạch, chọn những chùm quả già, nhiều quả to, ở cây 5 tuổi trở lên. Bóc vỏ, đãi bỏ phần áo hạt và chỉ lấy hạt chìm. Vườn ươm được chọn kề bên nơi trồng thảo quả, dưới tán rừng, độ che phủ 60%, mặt đất bằng phẳng, đất được làm nhỏ, đánh luống cao.

Hạt giống thu được cần gieo ngay. Gieo hạt xong phải phủ cỏ khô. Hạt sẽ nảy mầm sau khi gieo 40 – 45 ngày. Chú ý, tỉa thưa để có cự ly 20 x 20cm/cây. Cây con thừa dặm sang luống khác. Cây thảo quả con ở vườn ươm sau 1 – 2 năm mới nhổ đi trồng.

– Nhân giống bằng nhánh con: Tách một số nhánh non từ các khóm thảo quả trồng, cao khoảng 1m, ở gốc còn một đoạn thân rễ, cắt bỏ lá. Loại cây giống này không tốt bằng cây con gieo từ hạt.

– Thời vụ trồng: Từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau.

Nguồn: vietlinh.vn

Thảo luận cho bài: Cách nhân giống cây thảo quả

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *