Site icon Nuoitrong123

Cách nuôi thức ăn cho cá đối

Cách nuôi một số loại thức ăn từ nhiên dành cho cá giống.

 

1. Cách nuôi tảo Nannochloropsis oculata

Trong môi trường điều kiện thích hợp Nannochloropsis oculata sinh sôi nảy nở rất nhanh, dễ nuôi trồng. Dùng nhiều cho các loài nhuyễn thể và luân trùng.

a)  Phân loại vị trí:

Nannochloropsis oculata thuộc họ tảo lục, Tetrsporales. Là loài tảo ôn đới, á nhiệt đới hải dương.

b)  Đặc điểm hình thái:

Tế bào hình cầu, đường kính từ 2- 4µm, sống đơn lập hoặc tập trung. Sắc tố đơn sắc, xanh nhạt, là bộ phận nhỏ trong ngành tảo; tế bào hình cầu, màu vỏ quýt nhạt. Trong môi trường phát triển tốt, sắc tố tảo rất đậm, không dễ nhìn thấy bằng mắt thường. Trong điều kiện nuôi dưỡng thiếu phân đạm, sắc tố tảo nhạt. Có từ 1-3 hạt bột lọc, nhìn thấy rõ, mọc nghiêng. Thành tế bào cực mỏng, tế bào không nhìn thấy rõ khi còn nhỏ, trước khi phân li mới nhìn thấy rõ rệt. Trong quá trình phân li, vách tế bào mở rộng, hình thành khe hở giữa tế bào.

c)  Phương thức sinh sản:

Nannochloropsisoculata sinh sản theo kiểu phân li nhị phân. 1 tế bào phân thành 2 tế bào con. Tế bào sau khi phân li, tế bào con sẽ thoát ra từ vách tế bào của tế bào mẹ, nhưng có 1, 2 tế bào bám trên vách tế bào mẹ, liên kết với nhau thành một quần thể dạng nhựa cây nhưng khá phân tán.

d)  Điều kiện sinh sống:

Phạm vi thích ứng của Nannochloropsis oculata với nồng độ muối khá rộng, có thể sinh sôi nảy nở  bình thường trong phạm vi nồng độ muối từ 4 – 36 ‰, có thể sinh sản khá nhanh trong nhiệt độ nước từ 10 – 36℃, nhiệt độ thích hợp nhất là 25-30℃; dưới điều kiện nhiệt độ, độ chiếu sáng thích hợp là khoảng 1000 Lux; Độ PH thích hợp là 7,7- 8,6. Nannochloropsisoculata có hàm lượng dưỡng chất cao, đặc biệt là chất đạm nhiều. Trong môi trường nước có muối amin cao Nannochloropsisoculata sinh trưởng rất nhanh.

e) Phương thức nuôi cấy tảo

Nuôi tảo trong bể compozit 1m3 và 10m3. Vệ sinh bể sạch, cấp nước biển vào, xử lý chlorineA với nồng độ 100 ppm, sục khí mạnh, sau khoảng 2 ngày trùng hòa chlorineA bằng TriO Sun phát nồng độ 100ppm. Sau đó tiến hành cấp tảo giống, Khối lượng tảo giống đưa vào nuôi cấy ban đầu là 10lít, mật độ tảo đưa vào nuôi là: 106 tế bào/ml. nuôi trong bể 1 m3, sau thời gian nuôi  3 – 4 ngày, tảo đạt mật độ 9×107 tế bào/ml, tiến hành san sang bể compozis 10 m3. Trong quá trình nuôi được bón phân như sau:

Đạm ure 150g/m3
KH2PO4  2g /m3
FeCl2: 0.2g /m3
EDTA: 0.5g /m3

2. Cách nuôi luân trùng Brachionus plicatilis O. F. Muller

Brachionus plicatilis O. F. Muller là loài luân trùng ôn đới, luân trùng á nhiệt đới, là một trong những loài luân trùng được thế giới sử dụng và nuôi nhiều nhất. Đây là loài có sức sống cao, sinh sản nhanh, dinh dưỡng phong phú, dễ nuôi trồng, là loại thức ăn động vật lí tưởng để nuôi.

a) Phân loại địa vị:

Hiện nay, luân trùng là loài được làm nuôi làm thức ăn nhiều nhất, Brachionus plicatilis O. F. Muller là loài thuộc họ luân trùng (totatoria), Monogononta, bộ Ploima (bơi), lớp Brachionidae, loài Brachionus.

b) Đặc điểm hình thái

Brachionus  plicatilis O. F. Muller loài đơn tính, hay gặp là cá thể cái, đoạn trước của thân là bộ phận đầu khá phát triển(còn gọi là phần đầu), vòng lông tơ ở đầu có 3 gờ nổi lên, đoạn cuối của các gờ đó mọc rất nhiều lông thô và lớn(còn gọi là lông gai).Phần thân nối liền với bộ phận đầu là túi giáp trong suốt và nhẵn bóng. Luân trùng hình chữ L có chiều dài 140- 290 um, luân trùng hình chữ S có chiều dài 100- 190 um. Cơ thể hình bầu dục, phần cuối có hình như hồ lô, phần lưng có 3 vệt hằn, chia làm 6 gai, độ dài của 1 cặp gai ở giữa khác biệt không lớn hoặc chỉ hơi khác biệt so với 2 cặp còn lại. Trước phần bụng của áo giáp có 3 vết hằn, phân thành 4 tấm, mỗi một tấm đều khá bằng phẳng hoặc hơi dính lại với nhau. Phần chính giữa của mặt sau áo giáp có một lỗ mở, lỗ này nằm ở lưng có hình vuông, ở phần bụng lại có hình tam giác.

c) Phương thức nuôi Brachionus  plicatilis O. F. Muller:

Brachionus  plicatilis O. F. Muller có 2 phương thức sinh sản là sinh sản vô tính và lưỡng tính , có thể dùng cả hai phương pháp này thay thế lẫn nhau.

d) Điều kiện sinh sống:

Nhiệt độ:

Brachionus  plicatilis O. F. Muller thích nghi với môi trường nước biển và bán nước mặn thuộc khí hậu ôn đới, á nhiệt đới, có tính thích ứng với môi trường khá cao, tuy nhiên chủng loại  khác nhau sẽ có khả năng thích ứng nhiệt độ khác nhau khá lớn: Luân trùng hình chữ L thích hợp với nhiệt độ 12- 25, luân trùng hình chữ S thích hợp với nhiệt độ 25- 35℃, và tốc độ sinh sản của chúng sẽ tăng theo nhiệt độ nước. Nhiệt độ thấp nhất mà Brachionus  plicatilis O. F. Muller có thể chịu được là 5 ℃, và cao nhất là 40℃.

Độ mặn:

Là sinh vật sống thích nghi với môi trường muối, nên Brachionus  plicatilis O. F. Muller ssoons sinh sống và sinh sản tốt trong môi trường muối từ 2- 50 ‰, và thích hợp cho sinh sản nhất là độ muối từ 15- 25 ‰.

Độ chiếu sáng:

Trong điều kiện có ánh sáng và không có ánh sáng, Brachionus  plicatilis O. F. Muller ssoons đều có thể sinh trưởng bình thường, tuy nhiên sẽ sinh sản nhanh hơn trong điều kiện được chiếu sáng, và cường độ chiếu sáng không giống nhau Brachionus  plicatilis O. F. Muller ssoons sẽ sinh sản khác nhau, độ sáng thích hợp nhất là  khoảng từ 4400 – 10000 Lx.

Độ PH:

Brachionus  plicatilis O. F. Muller ssoons có khả năng sống trong nhiều kiểu môi trường PH, có thể sinh trưởng bình thường với độ PH từ 5-10, sinh trưởng tốt nhất trong nồng độ PH từ 7.5 – 8.5.

Oxi hòa tan:

Brachionus  plicatilis O. F. Muller ssoons có thể thích ứng với nhiều kiểu môi trường oxi hòa tan, thông thường ở mức từ 1.5 ppm trở lên là được.

e) Phương thức nuôi trồng Brachionus  plicatilis O. F. Muller ssoons diện tích rộng

Khi nuôi trồng Brachionus  plicatilis O. F. Muller ssoons trên diện tích lớn thông thường dùng phương thức bán liên tục, cụ thể: trong bể nuôi luân trùng; trước tiên nuôi các loài rong tảo, sau đó cho thêm các loại luân trùng vào, dùng sục khí sục lượng nhỏ, khi mật độ luân trùng thấp dưới 50 con/mm³, dùng thức ăn chủ yếu là là các rong tiểu cầu, thức ăn phụ là con men, mỗi ngày cho một lượng rong tiểu cầu từ 200.000 – 250.000 tế bào/ mm³, con men từ 1- 1,5g/ 1 triệu luân trùng; Khi mật độ luân trùng cao hơn 50 con/mm³, thức ăn chủ yếu là con men, rong tiểu cầu là phụ, hằng ngày cho ăn với lượng 3 – 5 g con men/ 1 triệu luân trùng với khoảng 50.000- 100.000 tế bào/mm³. Khi mật độ luân trùng đạt trên 100 con/ ml có thể tiến hành thu hoạch. Sau khi thu hoạch, dùng các loại tảo để bù lại lượng thu hoạch, khôi phục mực nước ban đầu, tiếp tục nuôi trồng. Sau một thời gian nuôi trồng, phân nước tiểu và thức ăn tích trữ lại bị nước phân hủy, lúc này cần thu hoạch toàn bộ và làm sạch bể, bắt đầu nuôi lại từ đầu. Khi dùng phương pháp nuôi trồng bán liên tục, cần sử dụng các bể compozit 5m3 và bể có dung tích 20 m² là diện tích hay dùng nhất hiện nay.

3.  Nuôi copepoda

Nuôi copepoda trong ao đáy cát bùn có diện tích từ 400 – 450 m2, bón phân gà và cấp một lượng tảo 1/10 so với khối lượng nước hoặc sữ dụng cá tạp để tạo thức ăn cho copepoda.

4. Ấp artemia

a) Điều kiện môi trường ấp artemia

Nhiệt độ: 26 – 30℃              pH từ: 7,5 – 8,5
Độ mặn: 28 – 30‰                Hàm lượng oxy: > 4mg/l

b) Phương thức ấp artemia  

Số lượng artemia ấp phụ thuộc vào số lượng cá giống. Thường cứ 0,025 kg Artemia ấp cho 1 vạn cá con. Artemia phải đảm bảo có tỷ lệ nở 80% trở lên.

Cho artemia vào xô 10 lít và ngâm thêm 10 ml formol tròng vòng 3-5 phút sau đó lấy ra, xát qua nước ngọt và cho vào bể 5m3 để ấp. Sau 30 phút kể từ khi cho art vào bể ấp thì đảo 1 lần và tiếp sau đó 1h cứ đảo 1 lần. sau khoảng 12 h ấp art sẻ bung dù, sau 24 giờ artemia sẽ nở. Khi sữ dụng artemia cần quan sát art thương xuyên để đảm bảo kích thước của art phù hợp với kích thước cỡ miệng cá. Cần lọc art để loại bỏ vỏ art trước khi cho cá con ăn.

Nguồn: vietlinh.vn

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên mục

Exit mobile version