Cây Sưa tên phổ thông :Sưa đỏ, trắc thối, Huê mộc vàng, Hoàng đàn, tên khoa học: Dalbergia tonkinensis (Prain) Họ thực vật: Đậu – Fabaceae. Nguồn gốc xuất xứ :Phân bổ ở Việt Nam : rộng khắp
Đặc điểm hình thái:
Thân, tán , lá: là cây gỗ nhỡ, có thể cao 10-15 m. Thân có màu vàng nâu hay xám, nứt dọc. Lá thường xanh, dài 9-20 cm, cuống không lông. Lá kèm sớm rụng, nhỏ, có lông nhỏ mịn và thưa, màu nâu vàng. Số lá chét 5-9, lá chét tận cùng thường là to nhất, hình trứng hay hơi thuôn dài.
Hoa, quả, hạt: hoa tự dạng chùy, mọc ở nách lá, khoảng 5-15 cm. Hoa trắng có đài hợp, thơm. Quả dạng quả đậu hình trứng, thuôn dài, chứa 1-2 hạt dạng bầu dục. Quả khi chín không tự nứt. Cành non màu xanh có đốm bì khống màu trắng. Hoa ra tháng 4-7. Quả chín thu hoạch tháng 11-12.
Đặc điểm sinh lý, sinh thái:
Tốc độ sinh trưởng: trung bình
Phù hợp với: cây ưa sáng, ưa đất sâu, dày, độ ẩm cao. Phân bố ở độ cao dưới 500m. Cây có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh và sự khắc nghiệt của tự nhiên: mưa, nắng, gió, bão… Có khả năng tái sinh hạt tốt.
Gỗ sưa chắc, thơm và có tỉ trọng nặng hơn gỗ bình thường. Vân gỗ đẹp với nhiều hoa văn, rất được ưa chuộng để làm đồ dùng phong thủy.
Cây sưa có hoa trắng, có mùi thơm, tán rộng nên người ta có thể trồng làm cảnh tại các đường phố.
Nguồn: caygionglamnghiep.org