Site icon Nuoitrong123

Cây Vối

Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus, thuộc họ Sim (Myrtaceae), là loại cây mọc nhiều ở nhiệt đới. Ở nước ta cây vối mọc hoang hoặc trồng, có nhiều ở miền Bắc nước ta.

 

Cây vối thường cao chừng 5 – 6 m, đường kính của cây có thể lên đến 50cm. cuống lá dài 1- 1,5 cm. Phiến lá cây vối dai, cứng. Hoa vối gần như không cuống, màu lục nhạt, trắng. Quả vối hình trứng, đường kính 7 – 12 mm khi chín có màu tím sậm, có dịch. Lá, cành non và nụ vối đều có mùi thơm dễ chịu đặc biệt của vối.

Ở nước ta, từ lâu, cây vối (lá, nụ, vỏ, rễ) được người dân dùng làm trà uống giải khát. Lá vối có tác dụng kiện tì, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Chất đắng, chát trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột, tinh dầu vối có tính kháng khuẩn nhưng đặc biệt không hại vi khuẩn có ích trong ruột.

Theo tài liệu nghiên cứu của GS Đỗ Tất Lợi, lá và nụ vối có chất kháng sinh thực vật, diệt được nhiều mầm vi khuẩn gây bệnh, kể cả vi trùng Gram- và Gram+. Theo đông y, vối có vị hơi chát, tính mát, không độc, tác dụng thanh nhiệt giải biểu, tiêu trệ, sát khuẩn. Dân gian thường dùng lá, vỏ, thân, hoa làm thuốc chữa đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, mụn nhọt, viêm đại tràng mạn tính, lỵ trực trùng.

Nghiên cứu của Viện Đông y cho thấy nụ vối và lá vối có tác dụng kháng sinh đối các nhiều loại vi khuẩn như Gram+, Gram-, Streptococus (hemolytic và staman), vi trùng bạch hầu, Staphyllococcus, Pneumcoccus, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis,… và không gây độc hại đối với cơ thể.

Cây vối có tiềm năng chữa bệnh rất cao. Nhiều nghiên cứu về dược tính của cây vối trong những năm qua cho thấy thành phần hoạt tính của nụ vối là một hợp chất polyphenol có tên là 2’,4’-dihydroxy-6’-methoxy-3’,5’dimethylchalcone. Chính chất này đã tạo ra hiệu ứng đảo ngược trên các tế bào ung thư đa kháng thuốc (Multidrug resistance).

Trong lá vối, nụ vối có tanin, một số chất khoáng, vitamin và có khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu,..Lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi là một thuốc sát khuẩn dùng chữa nhiều bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt. Trong thực tế, nhân dân ta thường lấy lá vối để tươi vò nát, nấu với nước sôi lấy nước đặc gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm.

Nguồn: caythuocvietnam.vn

Tìm bài này trên Google:

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên mục

Exit mobile version