Site icon Nuoitrong123

Chia sẻ cách nuôi chim Manh Manh sinh sản

Chia sẻ cách nuôi chim Manh Manh sinh sản - chia se cach nuoi chim manh manh1 300x225

Cách nuôi chim manh manh sinh sản không quá cầu kì, phức  tạp, chim lại lớn rất nhanh nên được nhiều người ưa chuộng. Hãy cùng tham khảo cách nuôi chim manh manh sinh sản sau đây.

Chia sẻ cách nuôi chim manh manh sinh sản (hình 1)

Chim manh manh lớn lên rất nhanh và có thể bắt đầu giao phối khi được khoảng 11 đến 12 tuần. Để có thể sinh ra những con chim non khỏe mạnh hơn, người ta khuyên rằng nên để chúng được 6 đến 9 tháng rồi mới cho phép giao phối.

Vị trí của các lồng hoặc chuồng nên được đặt ở nơi mà không có quá nhiều người hoặc vật nuôi qua lại. Lồng chim không nên được di chuyển một khi quá trình làm tổ đã bắt đầu.
Lồng chim nên đủ lớn để giúp những con chim cảm thấy thoải mái. Hãy nhớ rằng, rộng hơn thường tốt hơn. Một lồng cỡ khoảng 16x16x20 sẽ là phù hợp. Khi chim con mọc lông, có thể có đến mười con chim trong lồng! Nếu bạn sử dụng một hộp hoặc giỏ để làm tổ, dù là bên trong hay bên ngoài lồng thì cũng đều thay đổi kích thước của lồng. Một tổ ở bên trong lồng có thể chiếm một khoảng diện tích đủ cho một con chim để ở.

Hãy chỉ để một đôi chim trong một chiếc lồng mà thôi. Khi có hơn một cặp chúng có thể sẽ đánh nhau. Nếu bạn sử dụng một lồng rộng rãi (flight cage) thì khi ấy có thể để chung nhiều cặp với nhau. Một chiếc lồng phù hợp với việc sinh sản của nhiều đôi chim cần phải thật rộng, ít nhất rộng 3 feet, cao 4 feet và dài 6 feet. Chiếc lồng càng rộng rãi, nó càng có thể chứa được nhiều chim hơn. Khi ấy bạn hãy làm nhiều tổ hơn số đôi chim để chúng có thể chọn tổ cho mình.

Chim manh manh (Zebra Finch) thích có một chiếc tổ mà được thiết kế chỉ một lỗ nhỏ mở ra mở vào để làm cửa. Các loại giỏ đan có thể được mua tại các cửa hàng vật nuôi. Những kiểu này cũng tốt, nhưng lại rất khó để làm sạch giữa các nan đan. Tôi vẫn thường sử dụng các hộp làm tổ có thể treo trên bên ngoài lồng. Loại tổ mà bạn sử dụng cũng sẽ phụ thuộc vào khả năng tài chính của bạn và số lượng chim mà bạn đã chuẩn bị để làm giống.

Hãy đặt chiếc tổ ở vị trí cao trong lồng. Chim sẽ cảm thấy an toàn hơn khi ở cao hơn. Đôi khi những con chim sẽ không thích chiếc tổ mà bạn đã chuẩn bị cho chúng. Sau khi chúng đã sống chung với chiếc tổ khoảng 2 đến 3 tháng và vẫn không thích nó, hãy thay thế nó bằng một loại khác. Đôi khi điều này sẽ phải theo sở thích của chúng. Nhưng đôi khi chỉ cần di chuyển vị trí các tổ cũng sẽ có tác dụng.

Nguyên liệu để làm tổ nên sạch sẽ và an toàn. Rất nhiều các vật liệu có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc cùng nhau. Cỏ khô cũng rất thích hợp. Hãy chắc chắn rằng cỏ không được xử lý hoặc bón phân. Cửa hàng thú cưng cũng bán vả những hộp nhỏ làm bằng bông mà những con chim thường rất thích. Bạn hãy cẩn thận với những sợi dây buộc. Dây buộc rất nguy hiểm. Lũ chim thường thích chơi với chúng. Rất có thể những sợi dây sẽ bị rối xung quanh một chân hoặc cổ chim và con chim sẽ bị mắc kẹt vào lồng, do đó con chim sẽ bị thương. Bạn chỉ cần chắc chắn rằng các dây chỉ ngắn khoảng 2 inch hoặc có thể ngắn hơn. Những mẩu vải bố được cắt nhỏ rất thích hợp để làm vật liệu xây tổ. Tôi đã cắt miếng vải bố thành những mẩu hình vuông cạnh 2 inch và cắt nhỏ chúng ra.

Chia sẻ cách nuôi chim manh manh sinh sản (hình 2)

Chế độ ăn uống trong việc nuôi chim manh manh rất quan trọng đối với những con chim sinh sản của bạn. Chúng cần phải có thân hình cân đối để có thể làm tốt việc chăm sóc con non. Bạn vẫn nên tiếp tục duy trì những chế độ ăn hạt tốt mà bạn thường cho chim ăn. Chim mái rất cần can-xi để nuôi trứng vì vậy không nên để chúng trong tình trạng thiếu canxi. Mai mực, vỏ sò nghiền, và mạt khoáng tất cả đều sẽ rất bổ ích. Cả chim trống và chim mái sẽ cùng nhau nuôi nấng chim non. Chúng sẽ ăn rồi sau đó mớm vào miệng cho chim non.

Ánh sáng là một phần rất quan trọng trong việc nuôi chim. Chim rất cần ánh sáng mặt trời! Nếu không có cửa sổ nhỏ trong phòng là nơi bạn để chiếc lồng chim, bạn cần phải cung cấp thật nhiều ánh sáng “toàn phổ”. Trong mùa sinh sản, chúng cần ánh sáng 14 đến 16 giờ mỗi ngày.

Khi tất cả đã theo ý thích của chúng, chúng sẽ bắt đầu hành trình sinh sản. Chim trống sẽ xây tổ. Nó sẽ lấy một sợi dây hay một nhánh cỏ, giữ nó trong mỏ của mình và cho chim mái xem. Nó trông giống như đang biểu diễn vậy. Nó sẽ dệt những vật liệu để xây thành một cái tổ lõm thoải mái. Nó cũng có thể nhặt lông rơi vãi ở trong lồng để lót tổ và làm cho nó mềm.
Chim mái sẽ đẻ khoảng một quả trứng một ngày, nó sẽ đẻ tất cả khoảng 3 đến 8 quả trứng. Khi nó đã đẻ xong, nó sẽ bắt đầu ấp trứng. Cả chim bố và chim mẹ sẽ thay phiên nhau ấp trứng nhưng phần lớn sẽ là do con mái làm. Những quả trứng sẽ bắt đầu nở khoảng 14 ngày sau khi chúng bắt đầu ấp. Nếu sau 20 ngày mà trứng vẫn không nở, hãy bỏ những quả trứng đó đi vì chúng không còn khả năng nở được nữa. Con mái sẽ lại tiếp tục đẻ ngay sau đó. Bạn không cần phải dọn tổ, mà hãy chỉ lấy những quả trứng không nở được đi thôi.
Khi bạn lấy chim con đi, chim bố mẹ sẽ bắt đầu đẻ và ấp lứa mới. Trên thực tế, chúng thậm chí còn có thể bắt đầu ngay cả trước khi bạn lấy chim non đi. Nếu chúng tiếp tục ngay, bạn cần phải tách chúng ra cho chúng nghỉ ngơi một thời gian lấy lại sức.

Nguồn: sưu tầm

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên mục

Exit mobile version