Những điều cơ bản cần biết để nuôi chim sáo

Những lồng chim của người yêu thích nuôi chim cảnh không thể thiếu được một lồng chim sáo. Chim sáo là khỏe mạnh, hót hay và dễ dàng chăm sóc. Hôm nay, https://nuoitrong123.com xin chia sẻ vài mẹo vặt căn bản trong việc chăm sóc chim sáo.

Xem thêm =>>> Kỹ thuật nuôi chim sáo

Những điều cơ bản cần biết để nuôi chim sáo - chimsao

Lồng nuôi chim

Không cần quan tâm quá nhiều về họa tiết, sự cầu kì của lồng. Quan trọng nhất vẫn là diện của lồng, không được quá to như lồng gà, cũng được nhỏ như lồng khuyên. Diện tích khoảng 50 x 50 là được.

Giống

Mọi người thường yêu thích giống đực hơn vì hình dáng khỏe mạnh, oai vệ hơn con cái. Con chim được chọn cần có đầu to chân cao to, mặt và mắt nhìn thấy dữ một chút thì thường là chim đực. Không nên chọn mua con sáo còn non. Nên chọn con đã mọc lông ống và hết bọng.

Thức ăn

Cám trứng pha với nước cho nhão rồi dùng que đút cho ăn, bổ xung thêm các loại thức ăn khác như: Thịt bò, thịt lợn băm nhỏ, sâu, châu chấu ngắt càng, tép khô giã nhuyễn trộn với cám…Thức ăn đối với từng giai đoạn phát triển của shim sáo:

  1. Sáo non còn chưa uống được nước bạn dùng xi lanh bơm nước vào miệng sáo. (Nhiều người chỉ cho ăn cám nhão vì nghĩ có nước rồi nên sáo thường bị chết vì khát).
  2. Sáo non đang bắt đầu tập mổ (tháng thứ 2)

Hiện tượng sáo bắt đầu mổ là khi đút que sáo bắt đầu mổ vào que đút . Và để tập luôn cho sáo biết tự ăn khi đói cách đơn giản là pha cám nhão vào cóng để sáo tự mổ ăn dần, nếu khoảng 7~8 tiếng sáo ăn không hết thì nên đổ bỏ thay cám mới, không sáo ăn sẽ đau bụng do cám lên men chua. Tuy nhiên đây là thời kì đầu nên anh em phải đút thêm cho sáo.

  1. Sáo bắt đầu thay lông (tháng thứ 9)

Thường thì thời kì này anh em chú ý sức khỏe của sáo. Cho ăn uống chất dinh dưỡng bổ xung như đã nêu trên nhưng không nên cho ăn sâu sau lông sẽ không mượt, không đẹp. Cho sáo tắm nắng và tắm nước đều đặn.Tắm nước có thể cách vài ngày được nhưng tắm nắng rất cần thiết khi sáo đang thay lông.Nên có áo lồng vào mùa lạnh để ủ ấm cho sáo.Vì giai đoạn này sáo yếu đi 1 chút,sẽ ít hót hơn.Nếu anh em nào có điều kiện thì mua thêm thuốc bổ cho sáo.Quá trình thay lông thường kéo dài từ 2~3 tháng.

Những điều cơ bản cần biết để nuôi chim sáo - chim sao

Các loại bệnh sáo thường gặp phải:

– Bệnh tiêu chảy:

+Nguyên nhân: Cái này do người nuôi cho ăn quá nhiều thịt hoặc cám pha nước để lâu lên men, hoặc cám bị mốc, mối mọt.

+ Cách chữa: 1/4 viên berberin khoảng 1g hoà với nước trong cóng cho sáo uống trong ngày, liên tục trong 5 ngày.

– Lông chim xơ xác:

+Nguyên nhân: Do các kí sinh trùng gây hại bám vào lông và da, khiến sáo ngứa ngáy dẫn đến hiện tượng rỉa đến lông xơ xác, ngoài ra sáo gầy đi trông thấy dù cho ăn uống rất đều đặn và thêm nhiều các chất dinh dưỡng.

+ Cách chữa:  Việc đầu tiên ta phải vệ sinh chuồng trại cho sáo, vì sáo ăn nhiều thải nhiều nên khoảng 2 ngày thay đáy lồng. Cho sáo tắm bằng nước muối pha loãng, tắm xong cho phơi nắng khoảng 15 phút cho ung trứng dận, bọ trên người sáo.

– Sáo bị viêm phổi ( Hiện tượng hắt xì): Trường hợp này anh em lưu ý vì sáo rất dễ chết

+Nguyên nhân: Thường thì do khí hậu lạnh mà anh em không trùm áo lồng,hoặc trời mùa đông sáo tắm xong không có nắng.Lúc đó hiện tượng sáo bắt đầu hắt xì lông xơ xác,toàn thân run lên.

+ Cách chữa:  Buổi tối trước khi đi ngủ nên trùm áo lồng tránh lạnh cho sáo.để nơi ấm áp. Pha nước đường cho vào cóng nước.

Tuy sáo là loại chim khỏe, hiếm gặp trường hợp mắc bệnh tuy nhiên nếu bạn chăm sóc tốt sáo sẽ có sức đề kháng, khỏe mạnh để chống chọi lại bênh tốt hơn.

Thảo luận cho bài: Những điều cơ bản cần biết để nuôi chim sáo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *