Kỹ thuật nuôi cá lóc đầu nhím

Hiện nay, so với các mô hình nuôi tôm nước lợ đòi hỏi cao về kỹ thuật, kinh nghiệm và vốn sản xuất thì các mô hình thủy sản nước ngọt được xem là khá phù hợp với khả năng đầu tư của nhiều nông dân, điển hình là mô hình nuôi cá lóc đầu nhím thương phẩm. Dưới đây là một vài Kỹ thuật nuôi cá lóc đầu nhím.

Kỹ thuật nuôi cá lóc đầu nhím - ky thuat nuoi ca loc dau nhim

Để giúp cho bà con nông dân chủ động hơn trong quá trình thực hiện mô hình này, xin khuyến cáo một số khâu kỹ thuật như sau:

Kỹ thuật nuôi cá lóc đầu nhím

1. Cải tạo ao

Đây là khâu cần thiết trước mỗi vụ nuôi, cải tạo ao giúp xử lý lượng chất thải tích tụ nền đáy; đồng thời, gia cố lại bờ ao tránh tình trạng rò rỉ, mất nước trong quá trình nuôi. Sau đó, tiến hành bón vôi 100 – 150 kg/1.000 m2, phơi ao trong 2 – 3 ngày, điều này giúp loại bỏ hết các chất thải ở nền đáy ao và dễ gây màu, ổn định chất lượng nước hơn trong quá trình nuôi.

Diện tích ao nuôi cá thích hợp 4.000 – 6.000 m2, ao quá lớn khó quản lý, chăm sóc trong quá trình nuôi. Ao nuôi cá lóc cần đảm bảo độ sâu 2,5 – 3 m, do cá lóc đầu nhím có đặc tính sống đáy. Nước sau khi được bơm vào ao nuôi thông qua túi lọc cần xử lý cẩn thận theo đúng hướng dẫn của ngành chuyên môn. Khuyến cáo người nuôi cần gây màu nước cho ao nuôi bằng chế phẩm sinh học, phân vi sinh… kết hợp sử dụng bột cá, bột đầu nành (tỷ lệ 1:1) liều lượng 2 – 3 kg/1.000 m2. Sử dụng liên tục, sau 3 – 5 ngày khi nước ao có màu xanh đọt chuối hoặc vàng nhạt là có thể thả cá giống.

2. Chọn và thả giống

Đây là khâu quan trọng, quyết định thành công cho vụ nuôi. Do vậy, cần chọn cá giống có kích cỡ đồng đều, khối lượng thân 15 – 20 g/con, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, màu sắc sáng, cơ thể cân đối, nhiều nhớt. Cá lóc đầu nhím giống chủ yếu có nguồn gốc từ các tỉnh An Giang, Đồng Tháp; do vậy, trong quá trình vận chuyển nên thật cẩn thận để tránh làm xây sát ảnh hưởng đến sức khỏe cá giống. Khuyến cáo người nuôi thả với mật độ 25 – 40 con/m2, trước khi thả cần tắm nước muối nồng độ 2,5 – 3% để diệt ký sinh trùng gây bệnh trong quá trình nuôi. Nên thả cá giống vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.

3. Chăm sóc và quản lý

Việc cho ăn cần đảm bảo cả về chất và lượng sẽ giúp rút ngắn thời gian nuôi, đồng thời tăng năng suất, chất lượng cá thương phẩm khi thu hoạch. Thức ăn ưa thích của cá lóc đầu nhím là thức ăn tươi sống (cá, tép, cá biển…), tuy nhiên để tăng hiệu quả kinh tế thì người nuôi nên tập cho cá ăn thức ăn viên công nghiệp. Trong thời gian 2 tháng đầu, nên cho cá ăn cả 2 loại xen kẽ nhau, với khẩu phần ăn 10 – 12%, từ tháng thứ 3 đến khi thu hoạch cho ăn thức ăn viên công nghiệp có hàm lượng đạm 28 – 32%, dạng nổi với khẩu phần 5 – 7% trọng lượng thân.

Thường xuyên kiểm tra khả năng tiêu tốn thức ăn của cá để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp, theo dõi sức khỏe cá nuôi nhằm phát hiện các dấu hiệu bất thường như bỏ ăn, bơi lội không bình thường, nhiễm bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.

Cùng đó, chú trọng kiểm tra các yếu tố môi trường và duy trì trong ngưỡng thích hợp cho cá sinh trưởng và phát triển như: độ mặn 3 – 5‰, pH 6,5 – 8, nhiệt độ 26 – 320C, ôxy hòa tan > 4 ppm. Trong quá trình nuôi, khuyến cáo nên sử dụng trộn men tiêu hóa, vitamin, dưỡng chất vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá, cải thiện tỷ lệ sống khi thu hoạch.

Video kỹ thuật nuôi cá lóc đầu nhím (VTV2)

https://www.youtube.com/watch?v=S2w8RIwf9Hw

Visdeo bí quyết nuôi cá lóc đầu nhím (VTC16)

https://www.youtube.com/watch?v=tzWzLKex_sU

Nguồn: Sưu tầm

Thảo luận cho bài: Kỹ thuật nuôi cá lóc đầu nhím

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *