Site icon Nuoitrong123

Kỹ thuật nuôi Chồn Hương

Chồn hương cho xạ hương là một loại dược liệu quý. Thịt nó rất mềm, thơm, ngọt và ngon, vì thế thịt chồn hương đang là món ăn đặc sản trong các nhà hàng. Chồn hương thân thon dài, chân ngắn, đầu và mõm nhọn. Lông màu xám đen và có khoang màu trên cơ thể. Dọc sống lưng có các vệt xám đen sọc dưa, xếp thành hàng chạy từ vai đến mông. Đuôi dài, có 7 vòng trắng xen lẫn với 7 vòng đen.

1 Kỹ thuật xây chuồng và phòng bệnh

Chuồng trại: chuồng nuôi làm theo hướng đông nam, mái lợp lá hoặc ngói , cao ráo, thoáng mát, có hệ thống cửa sổ đóng mở thuận lợi, đảm bảo đông ấm, hè mát.

Trong chuồng có thiết kế khoảng 2-3 tầng(tùy theo số lượng nuôi) bằng bê tông hay tre, gỗ chắc chắn để chứa lồng nhốt chồn, mỗi tầng cao 0,7 – 0,8 m. Nền tầng bằng bê tông dốc để thoát nước tiểu. Các lồng để trên một tầng phải được ngăn kín để chồn hương trong hai lồng không trông thấy nhau, chống hiện tượng stress. Thông thường lồng nhốt chồn hương được làm kiên cố bằng lưới sắt B 40 hoặc đan bằng tre, bằng gỗ, cửa có then cài chắc chắn để chúng không chui ra được. Chúng ta nên mua lưới thép vuông 3cm.

Mỗi lồng cao 70 cm, rộng 1 m, dài 1,2m. Nếu làm đáy lồng làm bằng tre, gỗ nên đóng chừa khe hỡ để phân lọt xuống nền. Với lồng nuôi sinh sản cần làm kĩ lồng nuôi: đáy lồng bằng gỗ nhẵn, dày 1cm, rộng 3cm và đóng chừa khe hở 1cm để chồn con khỏi lọt chân. Nên để lồng nuôi chồn sinh sản chỗ yên tĩnh hơn.

Vệ sinh chuồng trại: mỗi ngày phải dọn vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi. Phân, nước tiểu được thoát ra ngoài qua hệ thống rãnh bố trí khi thiết kế chuồng, đảm bảo chuồng luôn khô, sạch sẽ, tránh ô nhiễm môi trường nuôi…

2  Thức ăn

Chồn hương ưa thích côn trùng: mối kiến, chim chuột các loại bò sát rắn, nhông và một số loại quả: chuối, đu đủ, cafe, mít, rễ cây… Khi nuôi thuần cần cho ăn thức ăn cơm có thịt cá do con người chế biến. Chồn ở ngoài thiên nhiên mới đem về rất nhát cần kiên trì tập cho ăn.

Cho chồn ăn buổi ăn tối là chính, buổi ăn sáng là phụ. Cho chồn ăn và uống nước đầy đủ. Để đảm bảo chồn phát triển tốt cần bổ sung thêm B.complex loại tốt, cám gà đậm đặc (concentrat), loại chất lượng cao của các nhà máy chế biến thức ăn như: Proconco, Guyomach, AFP, CP Group…

Sinh trưởng, phát triển và sinh sản: chồn hương mỗi năm đẻ 1 lứa ở ngoài thiên nhiên, nếu được thuần hóa thì mỗi năm đẻ 2 lứa mỗi lứa đẻ từ 3 – 6 con. Chồn hương sinh sản tập trung vào tháng 2-10 âm lịch.

3 Chọn giống nuôi

Chọn những con nhanh nhẹn, không bị thương, bị tật, lông mượt, mắt, mũi nhanh nhẹn, tinh tường… Những con muốn chọn làm giống nên chọn những con nuôi từ nhỏ lên vì chúng đã thích nghi với môi trường sinh thái.

Chọn chồn sinh sản phải từ 8 tháng tuổi trở lên. Khi đến thời gian động đực con cái hay bỏ ăn phá chuồng và phát ra tiếng kêu lạ , con đực tiết ra xạ hương để quyến rũ con cái. Lúc này ta bắt con cái bỏ vào con đực cho chúng giao phối.

Khi chồn động đực thì ta nên cho giao phối ngay tránh chậm trễ mà giảm hiệu quả. Giao phối xong là tách con cái và con đực nuôi riêng. Nếu sau 30 ngày mà không thấy chồn mang thai thì ta để ý và cho giao phối lại. Thời gian mang thai của Chồn là 90 ngày. Từ 7-10 ngày chồn con mở mắt. Chồn con mới sinh ra bú sữa mẹ. Sau 35 ngày thì chồn con tập ăn thức ăn của mẹ. Từ lúc đẻ đến 60 ngày tuổi thì tách bầy.

4 Phòng và trị bệnh

Chồn hương trong điều kiện nuôi dưỡng nhân tạo rất mẫn cảm với các loại thức ăn mới lạ. Khi thay đổi thức ăn chúng thường hay bị bệnh tiêu chảy, phân không thành khuôn, loãng, nhiều nước. Nên phòng bệnh tiêu chảy bằng cách cho uống thuốc kháng sinh vào thức ăn mới (trộn với thức ăn).

Chồn hương cũng có thể bị bệnh cầu trùng (phân lẫn máu) hoặc bị bệnh thương hàn (sốt cao, phân lỏng màu vàng) như các loại gia súc, gia cầm khác. Ta có thể điều trị bằng các loại thuốc thú y. Liều lượng tính lượng thuốc/kg thể trọng, tương tự như liều dùng đối với gia cầm.

Nguồn: lamsao.com

Tìm bài này trên Google:

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên mục

Exit mobile version