Site icon Nuoitrong123

Kỹ thuật nuôi cua lột truyền thống

Kỹ thuật nuôi cua lột truyền thống - 567346e44c684

Đây là kỹ thuật nuôi cua lột mà bà con chúng ta đã sử dụng từ lâu. Ưu điểm của phương pháp này là không tốn nhiều tiền để đầu tư ban đầu. Dưới đây là những điểm cơ bản của kỹ thuật nuôi này:

1. Ao nuôi

Có 3 loại ao nuôi:

– Ao nuôi cua nguyên liệu: Diện tích 500-1.000m2, sâu 0,8-1m. Ao có 2 cống cấp và thoát nước. Bờ và xung quanh ao rào chắn phên, đăng lưới để chống thất thoát cua.

– Ao nuôi cua tạo “nu” (cua tái sinh càng chân): Diện tích 200-300m2, sâu 0,6-0,8m, có 2 cống cấp, thoát nước. Ao có hình chữ nhật, chiều dài gấp 4-5 lần chiều rộng để dễ thu hoạch cua. Đáy ao bằng phẳng, hơi dốc về phía cống thoát nước, nền đáy là đất thịt pha sét, lớp bùn dày không quá 15cm.

– Ao nuôi cua lột: Có diện tích 150-200m2, ngoài ra có thể nuôi trong lồng với kích thước (1,5-2)m chiều dài x (1-1,2)m chiều rộng x (0,5-0,7)m chiều cao; làm bằng tre, ngập nước 0,25-0,3m.

2. Nuôi cua

Để có được cua lột thương phẩm, chúng ta phải trải qua 3 bước từ nuôi cua nguyên liệu, sau đó nuôi cua tạo nu và cuối cùng là tiến hành nuôi để cua lột

Nuôi cua nguyên liệu

Cua nguyên liệu được thu gom ở các ao nuôi cua thịt để phục vụ cho nuôi cua lột, theo tiêu chuẩn: khối lượng 50-100g/con, không bị tổn thương ở mai, có đầy đủ các chân, càng, cua bò di chuyển nhanh nhẹn.

– Cua thường lột quanh năm nhưng tập trung vào từ tháng 3-7, nên phải tuyển chọn cua nguyên liệu đưa vào nuôi từ tháng 2.

– Mật độ nuôi từ 10-12 con/m2.

– Thức ăn nuôi cua là cá tạp, moi, ốc, nhuyễn thể… Khẩu phần thức ăn chiếm 3-4% khối lượng cua nuôi. Ngày cho cua ăn 2 lần vào sáng và chiều tối.

Nuôi cua tạo nu

Vào mùa cua lột, chọn cua nguyên liệu đưa vào ao tạo nu.

– Trước khi thả nuôi cần tiến hành kích thích cua tạo nu như sau: bắt từng con cua, dùng kìm bẻ nhẹ đôi càng, những đôi chân bò, chỉ để lại chân bơi. Chú ý khi bẻ dùng kìm dẹp phân giữa của càng hoặc chân bấm nhẹ, không được kẹp sát mai hay bẻ quá mạnh làm tổn thương đến việc tái sinh càng và chân. Tiếp đó đặt cua vào khay men chứa 5-10cm nước.

– Sau đó đem cua đã bẻ càng và chân thả vào ao nuôi nu. Mật độ nuôi từ 25-50 con/m2, mực nước trong ao nuôi nu 0,6-0,8m. Thay nước cho ao nuôi hàng ngày theo lịch thuỷ triều.

– Cho cua ăn cá tạp hoặc đầu tôm, nhuyễn thể, rau củ băm nhỏ, trộn đều. Khẩu phần thức ăn và số lần cho ăn giống như nuôi cua nguyên liệu.

– Sau khi nuôi được từ 7-10 ngày, kiểm tra cua nếu thấy càng và chân đã tái sinh nhú mầm (mọc nu), chuyển cua sang nuôi ở ao hoặc lồng nuôi để cua lột.

Nuôi cua lột (trong lồng)

– Bắt những con cua đã nhú mầm tái sinh càng, chân thả vào lồng nuôi.

– Mật độ 3-5kg/m3 lồng.

– Cho cua ăn bình thường và thường xuyên theo dõi cua lột xác. Nếu thấy càng, chân tái sinh hoàn chỉnh, mai cua khô giòn có vết nứt vòng quanh mai là cua chuẩn bị lột xác.

– Sau khi cua lột xác 1-2 giờ phải nhanh chóng nhặt cua đem bảo quản.

– Dụng cụ bảo quản cua lột gồm: thùng gỗ kích thước 1,5×1,8×0,4m, trong thùng có lót lớp vải.

– Cua được xếp vào thùng theo từng lớp, giữa các lớp lót một lớp lá làm lớp đệm, được rửa sạch và còn ướt để giữ ẩm.

– Khi xếp cua vào thùng không để ánh sáng chiếu vào cua và gió lùa vào thùng.

Nếu điều kiện bảo quản tốt thì cua có thể để được trong 92 giờ.

Nguồn: nghenong.com

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên mục

Exit mobile version