Kỹ thuật nuôi cua đồng trong ruộng lúa

Một số hộ dân ở Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc đã thu gom cua giống tự nhiên để thả nuôi trong ruộng lúa. Sau khoảng 6-8 tháng nuôi có thể tiến hành thu hoạch. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nhà nghiên cứu khoa học nào tổng kết kỹ thuật nuôi cua đồng tại Việt nam. Vì vậy, bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật nuôi cua đồng trong ruộng lúa thường được người dân TQ áp dụng…

Để thực hiện việc nuôi cua trong ruộng lúa bà con có thể thực hiệc cách nuôi như sau:

Chọn ruộng có diện tích khoảng 0.5-1 ha, địa thế bằng phẳng. Cách rào chắn giống như nuôi cua trong ao. Tuy nhiên, nên đào nhiều mương dọc ngang trong ruộng để cua trú ẩn. Mương nuôi nên rộng từ 1.5-2m và sâu 0.8-1m. Diện tích mương bao chiếm khoảng 15 – 20% diện tích ruộng. Các cửa cống cấp thoát nước phải chắn bằng đăng tre hoặc lưới thích hợp, nền cống phải đầm chặt Trong ruộng nên chất chà làm nơi trú ngụ cho cua khi lột xác tránh hao hụt do chúng ăn lẫn nhau. Trước khi nuôi 1-2 tuần, tiến hành chuẩn bị ruộng nuôi: tát cạn nước để diệt các địch hại của cua, bón vôi. Nếu không tháo cạn được thì dùng cây thuốc cá 1kg/100m3 nước để diệt các địch hại của cua. Sau đó lấy nước sạch vào ao, ruộng nuôi. Ruộng nuôi cua nên sử dụng lúa cấy để tạo những khoảng trống cho cua di chuyển và tìm thức ăn được thuận lợi, trồng lúa kháng bệnh, thân lá cứng, không bị đổ ngã.

Kỹ thuật nuôi cua đồng trong ruộng lúa - 567496f351a6b

Thả giống:

Mật độ thả nuôi: Ao 10 – 15 con/m2; Ruộng 5 – 7 con/m2. Thời gian nuôi 5 -6 tháng.  Mùa vụ nuôi cua con thành cua thịt có thể quanh năm nhưng phổ biến nhất vào khoảng tháng 4-8 dl. Lúc này nguồn giống phong phú điều kiện môi trường nước tương đối thuận lợi cho nuôi cua. Hiện nay, nguồn giống nuôi chủ yếu là nguồn giống tự nhiên và do khai thác đánh bắt bằng nhiều hình thức khác nhau nên con giống thường hao hụt nhiều. Phương pháp vận chuyển chưa phù hợp cách tốt nhất là sử dụng bao bằng lưới cước và để cua đầy bao rồi buộc chặc để cua không cử động được tránh tình trạng chúng cắn lẫn nhau làm hao hụt. Nên chọn những con giống khoẻ mạnh còn đầy đủ càng và chân, màu sắc tươi sáng, không bị đóng rong, có thể chọn những con cua đực nuôi để tăng năng suất và giá trị thương phẩm. Khi nuôi cua trong ruộng lúa, có thể nuôi theo dạng luân canh vào mùa nước nổi hoặc nuôi xen canh. Nuôi xen canh cần thả giống vào mương bao nuôi tạm trước khi lúa đã tốt thì tăng nước lên ruộng để cua lên ruộng tìm thức ăn.  Nên thả cua khi nhiệt độ, độ phèn … nằm trong khoảng thích hợp, tiến hành thả cua lúc trời mát và nên thả trên mé bờ để cua tự bò xuống nước.

Thức ăn:

Thức ăn cho cua thịt rất đa dạng bao gồm: cá tạp, tôm còng, ốc, rau, khoai lang, khoai mì,…Nên dùng loại thức ăn chế biến, loại đã chế biến thành hạt vừa có chất lượng dinh dưỡng cao, vừa không gây ô nhiễm môi trường.

Tỷ lệ cho ăn khoảng 5-8% trọng lượng cua và được chia làm hai lần trong ngày, sáng sớm 20 – 40% và chiều mát cho ăn 60 – 80% tổng lượng thức ăn hàng ngày, thích hợp nhất là cho cua ăn lúc nước lớn. Thức ăn phải còn tươi tốt, không sử dụng thức ăn đã bị mốc hoặc ôi thiu.

Cần cố định điểm cho ăn, cứ 1.00m2 ruộng có từ 5 – 7 chổ cố định để kiểm tra. Thức ăn được rải đều trên ruộng nuôi. Cần căn cứ vào thời tiết, nhiệt độ, tình hình ăn mồi của cua để điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày một cách linh hoạt.

Quản lý và chăm sóc: Tiến hành thay nước hàng ngày khoảng 30-50% để giữ môi trường trong sạch. Hạn chế sử dụng nông dược khi nuôi cua trong ruộng lúa. Điều chỉnh lượng nước trong ruộng thường xuyên cao từ 15 – 20 cm. Có thể bổ sung thêm cỏ, rau muống, bèo,…vào ruộng để làm nơi trú ẩn, làm thức ăn bổ sung cho cua và hạ nhiệt.

Thường xuyên kiểm tra đề phòng chỗ rách của lưới để kịp thời khắc phục tránh thất thoát do cua bò ra ngoài. Điều chỉnh các yếu tố ôxy hòa tan, nhiệt độ, độ pH khi môi trường nước thay đổi.

Nguồn: nghenong.com

Thảo luận cho bài: Kỹ thuật nuôi cua đồng trong ruộng lúa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *