Giai đoạn từ lúc bắt đầu hình thành phát hoa đến lúc hoa bắt đầu nở từ 20-22 ngày. Từ lúc hoa nở đến khi bắt đầu đậu trái đầu tiên từ 6-10 ngày. Thời gian từ lúc cây bắt đầu đậu trái đến lúc thu hoạch từ 122-128 ngày, phát hoa liên tục mỗi đợt cách nhau từ 18-22 ngày.
Cây Cóc Thái Lan (Spondias cytherea Sonn.) thuộc họ Anacardiacae là loại cây ăn quả có đặc điểm rất dễ trồng, ít sâu bệnh, cho nhiều trái, trồng khoảng 18-20 tháng là thu hoạch . Cây thấp (khoảng 1,5m- 2m) nhưng tán rộng, thích nghi tốt với các loại đất.
Ưu điểm nữa của cây cóc Thái Lan là sau khi hái trái, cắt bỏ nhánh già là cây sẽ ra đọt mới và bông lại tiếp tục nên được nhiều người trồng với mục đích vừa làm kiểng vừa cho trái ăn.
Đối với người dân trong đô thị, cây ăn trái là mảng xanh hữu dụng hơn cây lâm nghiệp, vừa góp phần cải thiện môi trường, vừa cho trái dùng được. Bài viết này chúng tôi xin chia sẻ vài ghi nhận tổng quan và đưa ra lượng phân bón thích hợp trong quá trình thí nghiệm ghi nhận được, cũng như vài lưu ý trong quá trình trồng cóc Thái lan
1. Ghi nhận tổng quát đặc điểm sinh trưởng cây cóc Thái
Cây cóc Thái có khả năng bắt đầu ra chồi mới (3 mm – 7mm) từ 7-8 ngày sau khi tỉa cành đồng loạt. Từ lúc chồi xuất hiện đến khi đến khi phát hoa hình thành trên chồi từ 8-11 ngày. Tuy nhiên, những phát hoa hình thành đầu tiên sau khi tỉa cành đồng loạt, do không có đủ lá để cung cấp dinh dưỡng và che mát nên thường ngắn, nhỏ và đậu ít trái.
Giai đoạn từ lúc bắt đầu hình thành phát hoa đến lúc hoa bắt đầu nở từ 20-22 ngày. Từ lúc hoa nở đến khi bắt đầu đậu trái đầu tiên (trứng cá) từ 6-10 ngày. Thời gian từ lúc cây bắt đầu đậu trái đến lúc thu hoạch từ 122-128 ngày. Cây cóc Thái hình thành phát hoa liên tục mỗi đợt cách nhau từ 18-22 ngày.
Thời tiết nắng nóng (nhiệt độ cao vào tháng 3 và tháng 4) trong giai đoạn cây nuôi trái gây ảnh hưởng đến phẩm chất của trái, trái ngả màu vàng ở những nơi bị ánh nắng chiếu trực tiếp.
Vấn đề nước tưới cho cóc (đặc biệt trong mùa nắng nóng, lượng mưa tháng 1 và tháng 2 ít cùng với nhiệt độ cao) sẽ ảnh hưởng khi cây mang trái, cây không được cung cấp đủ nước sẽ cho trái nhỏ và có vị chua hơn so với các cây khác được cung cấp đầy đủ nước.
Các loài sâu gây hại chủ yếu là sâu ăn tạp (Spodoptera litura Fabricius), sâu xanh (Spodoptera exigua Hubner), rệp sáp (Pseudococcus sp.). Rệp sáp xuất hiện nhiều vào giai đoạn cây mang trái, bám vào trái, chồi, kẽ lá. Các loại sâu xanh, sâu ăn tạp chủ yếu cắn phá lá non, đục trái non hoặc cắn phá bề mặt trái.
2. Quy trình trồng cây cóc Thái Lan
2. 1. Tỉa cành tạo tán
Tỉa cành nhằm loại bỏ cành già yếu, cành đã mang hoa và trái của vụ trước, tạo cho tán cây được thông thoáng giúp cho cây nhận được đầy đủ ánh sáng và giảm sâu bệnh, giới hạn chiều cao của cây để tiện chăm sóc và thu hoạch. Tỉa bỏ cành già yếu, cành vượt, cành đang mang hoa và trái.
2. 2. Bón phân
Qua quá trình thí nghiệm cho thấy, cây cóc Thái Lan cần bón 400 N- 100 P2O5-100 K2O g /cây/năm, cây sẽ sinh trưởng tốt, đạt năng suất cao gấp 2 lần so với không bón và gấp 1,8 và 1,6 lần ở các liều lượng phân 100 N -100 P2O2-100 K2O g /cây/năm và 200 N -100 P2O5-100 K2O g /cây/năm. Đối với lân, bón lót phân lân được chia làm 2 đợt mỗi đợt sẽ bón lót 50 g P2O5/cây, bổ sung phân hữu cơ (BCRON 8) 100 g cho mỗi gốc ở mỗi đợt bón. Còn phân đạm, kali được chia đều bón 15 ngày/ lần.
Tuy nhiên, lượng phân bón trên là phân đơn nguyên chất. Vì vậy, để bón phân thương phẩm trên thị trường ta cần qui đổi như sau:
Với phân Ure có 46% N, để bón 400 g N ta cần bón: 400 x 100/46 = 869,5 g/cây/năm.
Phân Super Lân Long Thành (Ca(H2PO4)H2O) để bón 100 g ta cần bón: 100 x 100/16 = 625 g/cây/năm.
Phân Chlorua Kali (KCl) 60% K2O để bón 100 g ta cần bón: 100 x 100/60 = 166,7 g/cây/năm.
2. 3. Nước tưới
Sau khi tỉa cành tưới nước 1-2 ngày/ lần. Tùy theo điều kiện thời tiết mưa nhiều hay nắng nóng, mà tăng giảm số lần tưới.
2. 4. Chăm sóc và theo dõi tình hình sâu bệnh
Tủ rơm khô và cỏ khô cho gốc cây, tủ rơm phủ đầy mặt mô nhằm giữ độ ẩm cho đất, tránh bị xói mòn khi tưới nước hoặc mưa to và hạn chế bốc thoát hơi nước vào những ngày nắng nóng.
Thường xuyên kiểm tra theo dõi tình hình sâu bệnh nhằm phát hiện và phòng trị kịp thời. Sử dụng thuốc trừ sâu Suprathion 40EC, thuốc trừ bệnh Man 80WP.
Làm cỏ thường xuyên ở lối đi, quanh gốc cây, trên mặt mô và khu vực trồng nhằm loại bỏ nơi ẩn náu cho côn trùng, mầm bệnh và tránh cạnh tranh dinh dưỡng.
Nguồn:sưu tầm
Tìm bài này trên Google:
- cay coc thai
- kỹ thuật trồng cây cóc
- ky thuat trong coc thai
- cóc thái
- cách trồng cây cóc