Tre Bát Độ không đòi hỏi cao về đất trồng, nhưng đất đồng bằng, đất xung quanh hồ ao, ven sông suối, tầng đất dày, chất đất xốp là những nơi rất thích hợp cho trồng tre Bát Độ.
Theo tài liệu của Trung Quốc thì tre Bát Độ là giống tre chuyên trồng để lấy măng thực phẩm. Cây măng rất to, vỏ mỏng, thịt trắng ngà, dày, tỷ lệ thịt đạt 85%, có giá trị dinh dưỡng cao, ăn rất ngon và giòn. Măng Bát Độ có tác dụng tăng cường tiêu hoá, phá đờm, nhuận phổi, giảm được độ béo phì, ăn thường xuyên còn có tác dụng giảm huyết áp cao rất công hiệu.
Măng tre Bát Độ ngoài tác dụng để ăn tươi còn dùng để chế biến đồ hộp, đóng túi, làm măng chua, sấy khô dạng lát, dạng sợi…xuất khẩu được nhiều thị trường nước ngoài ưa chuộng. Hiện nay ngay ở Trung Quốc, măng Bát Độ đang là mặt hàng đặc sản khan hiếm và có nhu cầu tiêu thụ rất lớn.
Măng Bát Độ có tiếng về năng suất cao. Năm thứ 3 sau khi trồng, mỗi cây măng Bát Độ khi còn ở giai đoạn chìm (trong đất) có đường kính từ 10-30cm, nặng từ 3-8kg. ở Trung Quốc, mỗi khóm tre Bát Độ cho từ 15-20 cái măng, trung bình thu được khoảng 80-150kg/năm trở lên. Năng suất cao nhất của măng Bát Độ một năm thu 135 tấn/ha. Năng suất trung bình đạt từ 85-90 tấn/ha/năm.
Như vậy ở Việt Nam trồng tre Bát Độ sẽ có nhiều lợi ích, vừa có thể lấy măng làm thức ăn tươi hàng ngày, vừa có thể chế biến để xuất khẩu, ngoài ra tre Bát Độ là cây xanh quanh năm nên có thể trồng để phủ xanh đất trống đồi trọc bảo vệ môi trường sinh thái, thân tre còn là nguồn nguyên liệu tốt cho công nghiệp chế biến giấy. Tuy nhiên trồng tre Bát Độ ở Việt Nam cũng chưa thể khẳng định được năng suất măng cao như năng suất ở trung Quốc vì nó còn phụ tuộc vào nhiều yếu tố: đất đai, sinh thái và điều kiện thâm canh. Nhưng nếu áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trồng thì chắc rằng sẽ tiếp cận được năng suất mà Trung Quốc đã đạt được.
1. Chọn đất trồng tre Bát Độ
Tre Bát Độ là giống cây trồng của vùng nhiệt đới, nó cần sinh trưởng ở nhiệt độ trung bình hàng năm từ 18-26°C, có thể chịu lạnh ở nhiệt độ 6-8°C và chịu nóng ở 34-360C, lượng mưa trung bình 1400mm trở lên, số giờ nắng từ 1300-1600giờ/năm. Những nơi có nhiệt độ, lượng mưa và giờ năng cao hơn thì cũng trồng được.
Tre Bát Độ không đòi hỏi cao về đất trồng, nhưng đất đồng bằng, đất xung quanh hồ ao, ven sông suối, tầng đất dày, chất đất xốp là những nơi rất thích hợp cho trồng tre Bát Độ. Tuy nhiên có thể chọn vùng đồi núi thấp để trồng, nhưng không nên trồng tre Bát Độ ở nơi có độ cao trên500m so với mặt biển, hoặc ở những nơi đất quá dốc.
2. Kỹ thuật trồng
Cây giống: Hiện nay giống tre Bát Độ phải nhập từ Trung Quốc, việc tái tạo giống ở Việt Nam sẽ nghiên cứu và thực hiện từ năm thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi trồng.
Thời vụ trồng: Từ tháng 1 đến tháng 3, tốt nhất là trồng tháng 1 là thời kỳ cây đang ở trạng thái ngủ.
Mật độ trồng: 1.111 cây/ha, cây cách cây 3m, hàng cách hàng 3m.
Kích thước hố: Đào hố theo kích thước 70 x 70 x sâu 30cm. Hố trồng phải được đào trước khi trồng ít nhất là một tháng.
Muốn cây bén rễ, đâm chồi và ra măng nhanh, cần lót hố trồng bằng bùn ao, đất mùn, đất phù sa hoặc phân chuồng hoai trước khi đặt cây giống. Tốt nhất là bón lót bằng phân chuồng hoai (15-25 kg/hố), đảo đều với đất bột cho vào hố trước khi trồng.
Cách trồng: Đặt cây thẳng đứng, nếu bón lót phân chuồng thì phải lấp đất mùn tơi xốp lên trên lớp phân dày khoảng 5-10cm, sau đó mới đặt cây giống. Dùng lớp đất mặt, loại bỏ cây và đá lẫn để lấp hố. Lấp đất đầy cách mặt hố 10-15cm (trên cổ gốc tre một ít), phải giậm chặt dần từ ngoài vào trong. Sau đó phủ cỏ, rác lên trên và tưới nước
3. Chăm sóc
Để nâng cao năng suất của măng, đối với tre Bát Độ mới trồng phải tiến hành trừ cỏ, xới đất xung quanh gốc cây cho tơi xốp, bón phân.
a. Trừ cỏ và xới đất: Một năm trừ cỏ và xới đất hai lần. Lần thứ nhất làm trong tháng 5-6, lần thứ 2 làm trong thang 8-9 là tốt nhất.
b. Bón phân: Đối với rừng tre Bát Độ mới trồng, các loại phân bón đều dùng được. Những loại phân chuồng, bột xương, đất bùn ao nên bón vào mùa Thu – Đông là tốt nhất. Lượng phân chuống bón khoảng 22,5 – 37,5 tấn/ha, đất bùn ao 37,5 – 60 tấn/ha. Đối với những loại phân có hiệu quả nhanh như phân tổng hợp, lân, đạm… nên bón vào mùa xuân – hè, mỗi khóm bón 0,25 – 0,50 kg.
Nguồn: sưu tầm
Tìm bài này trên Google:
- ky thuat trong mang bat do