Rau Chân Vịt hay còn gọi là cải bó xôi, rau bina. Chúng rất tốt cho sức khỏe, ngoài ra nó còn là một vị thuốc. Do đó, mọi người nên tự trồng một chậu rau chân vịt ngay tại nhà.
Kỹ thuật trồng rau chân vịt không quá khó
Nơi trồng
Rau chân vịt sinh trưởng tốt ở các vùng khí hậu lạnh và ấm, thậm chí là vùng có sương giá vừa phải. Rau chân vịt ưa độ ẩm, đất mùn, đất màu mỡ với nhiều chất hữu cơ. Tuy nhiên, rau vẫn có thể sống tốt trong đất có cát ở những vùng có lượng mưa lớn nhưng phải có hệ thống thoát nước tốt.
Trồng cây
Trước tiên, cần mua hạt giống rau chân vịt chất lượng. Chuẩn bị đất và chậu trồng và chuẩn bị gieo hạt.
Cách 1: Gieo hạt thưa và tỉa lá ăn dần
Rau chân vịt có nhiều lợi ích cho sức khỏe
Gieo hạt rau chân vịt sâu khoảng 6 mm và khoảng cách giữa các hạt là 5 cm. Sau đó tưới nước cho cây và đặt ở khu vực có ánh nắng vừa phải như ở hiên nhà hay ở trên bàn bếp cạnh cửa sổ có ánh sáng. Khi cây nảy mầm và cao khoảng chừng 10 – 15 cm, tỉa lá to ăn dần. Chú ý tưới nước sạch hàng ngày để cây phát triển nhanh.
Cách 2: Gieo hạt dày và thu hoạch các cây non
Chuẩn bị chậu có đất ẩm để rắc hạt rau chân vịt đều lên mặt đất. Đặt chậu ở khu vực có ánh sáng vừa phải, tương tự như cách gieo hạt thưa. Chờ cho đến khi cây cao khoảng 10 cm, tỉa các cây to ăn trước hoặc nhổ cây theo thứ tự. Mọi người cũng có thể nhổ cây, rửa sạch và bảo quản trong tủ lạnh ăn một vài ngày. Các cây non thường thích hợp làm các món salad và món hấp. Các cây lá to trưởng thành thường thích hợp làm các món xào.
Chăm sóc, thu hoạch
Bắt ốc sên ăn rau, tưới nước giấm pha loãng để phòng ngừa nấm bệnh gây hại cho cây. Có thể thu hoạch rau chân vịt khi lá của rau dài khoảng 10 – 18 cm và khi cây có từ 6 – 8 lá trở lên.
Lợi ích từ rau bina mang đến
Chống ung thư và chống viêm: các nhà nghiên cứu đã xác định được hơn 10 hợp chất flavonoid khác nhau trong rau bina có chức năng như chất chống viêm và chống ung thư. Cũng trong một nghiên cứu gần đây cho biết, ăn rau bina có thể hạn chế được nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.
Rau chân vịt có thể chống ung thư và chống viêm
Hạn chế béo phì: các khoáng chất trong rau bina giúp kiềm hóa, cân bằng chế độ ăn uống axit cao. Một chế độ ăn uống giàu tính axit có thể gây ra béo phì và các chứng bệnh khác. Bảo vệ mắt: các carotenoid được tìm thấy trong rau bina bảo vệ mắt khỏi các bệnh như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.Chắc xương: một chén rau bina tươi (hoặc 1/6 cốc rau bina nấu chín) chứa hai lần nhu cầu vitamin K hàng ngày của bạn. Vitamin K cùng với canxi và magiê có trong rau bina giúp bạn có hệ xương chắc khỏe.
Những lưu ý khi dùng rau bina
Cẩn thận với bệnh sỏi thận: rau bina chứa nhiều axit oxalic. Do đó, nếu mắc các bệnh về thận thì không nên ăn quá nhiều rau bina. Một chú ý khác cần quan tâm là không nên chế biến rau bina chung với các loài hải sản vì axit oxalic sẽ làm giảm việc hấp thụ kẽm và canxi trong thức ăn.
Theo Thanh Tâm ( T/h)