Ngộ độc ở bò sữa

1. Trường hợp ngộ độc:

– Trường hợp ngộ độc cấp diễn: bò sữa đột ngột chảy rãi dớt như bọt xà phòng, mắt đỏ ngầu, chảy nước mắt liên tục. Một số trường hợp gia súc ỉa chảy dữ dội, thậm chí ỉa chảy có máu tươi. Các hóa chất cũng có thể gây hưng phấn trung khu vận động, làm cho con vật chạy nhảy đi vòng tròn, siêu vẹo không tự chủ được và sau đó liệt, nằm một chỗ. Chất độc còn tác động lên trung khu hô hấp và tuần hoàn, làm cho bò lúc đầu thở mạnh, tim đập nhanh, loạn nhịp sau đó ngừng hô hấp, trụy tim mạch và chết rất nhanh, sau 3 – 6 giờ.

Ngộ độc ở bò sữa - ngo doc o bo sua 1455684507

– Trường hợp nhiễm độc trường diễn: là do gia súc tiếp nhận chất độc với lượng nhỏ, nhưng liên tục trong một thời gian nhất định. Các chất độc này tích lũy trong cơ thể, gây ra các biến đổi bệnh lý, khó phát hiện ngay. Thông thường đó là những biến đổi: thoái hoá gan, rối loạn tiêu hoá, bần huyết, nhiễm độc thần kinh. Điều nguy hiểm là các chất độc này tích tụ trong cơ thể hoặc được thải qua sữa và người tiêu thụ loại thịt, sữa này cũng sẽ bị ngộ độc.

Chẩn đoán bệnh dựa vào các triệu chứng lâm sàng như mô tả trên. Cần phân biệt với trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm cấp tính: khi bị bệnh truyền nhiễm luôn luôn có sốt. Trong chẩn đoán bệnh cần kết hợp xem xét các nguy cơ gây ra ngộ độc đồng thời xét nghiệm thức ăn và nguồn nước để tìm chất độc.

2. Điều trị:

Xét nghiệm tìm ra chất độc rất quan trọng, nó cho phép áp dụng biện pháp giải độc và điều trị thích hợp. Tuy nhiên, trong trường hợp cấp bách, khi chưa xác định được loại chất độc, dựa vào các dấu hiệu lâm sàng ta có thể điều trị theo phác đô sau đây.

Điều trị triệu chứng:

Trợ tim mạch: tiêm long não nước 10% liều 40 – 50 ml hoặc cafein 20%, liều 10 – 20 ml. Thuốc an thần: cho uống seduxen với liều 1 mg (1viên)/20 – 30 kg thể trọng/ngày. Chống xuất huyết: tiêm vitamin K và vitamin C.

Giải độc cho gia súc: hàng ngày truyền tĩnh mạch huyết thanh mặn, huyết thanh ngọt đẳng trương với liều 2000ml/100kg thể trọng kết hợp cho uống dung dịch orêsol: pha một gói 20g với 1000ml nước đun sôi để nguội.

Hộ lý: để gia súc nơi thoáng khí. Nếu trời lạnh cần sưởi ấm. Cho ăn cháo loãng dễ tiêu.

3. Phòng bệnh:

Hàng ngày cần chú ý kiểm tra thức ăn nguồn nước dùng cho bò sữa, nếu phát hiện mùi lạ thì phải loại bỏ hoặc cách ly, không cho bò đến gần.

Tại những nơi có phun thuốc trừ sâu cần chờ đợi thời gian khoảng 10 ngày cho thuốc kịp phần hủy trước khi chăn thả bò sữa hoặc thu cắt cho bò. Cỏ và các loại thức ăn xanh thu cắt về trước khi cho bò ăn cần rửa sạch sẽ, phơi tái.

Nguồn: Sưu tầm

Thảo luận cho bài: Ngộ độc ở bò sữa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *