Chim hoa mi hot là loài chim có giọng hót rất hay tuy nhiên chúng thường mắc phải một số bệnh dưới đây. Không chỉ chim họa mi mà một số loài chim cảnh khác như khướu hay chào mào đều có thể mắc những loại bệnh này.
Nội dung chính
Viêm tuyến nhờn ở chim họa mi
Phần đuôi chim có một tuyến nhờn – đó là nơi tiết ra chất dịch giúp chim làm mượt lông vũ. Tuyến này của chim bị thương, bị nhiễm trùng hay chim bị cảm nắng, cảm lạnh v.v…đều là những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tuyến nhờn ở chim. Những con chim bị mắc bệnh này thường tỏ ra mệt mỏi, lông vũ tả tơi, biếng ăn, tuyến nhờn đỏ tấy, mưng mủ.
Cách chữa: Dùng cồn iôt khử trùng tuyến nhờn. Dùng kim đã khử trùng đâm thủng tuyến nhờn, dùng tay bóp cho mủ ra hết, bôi cồn iôt một lần nữa vào chỗ đau của chim. Sau khi làm các động tác trên, ta nên cho chim vào nơi yên tĩnh, tránh nơi quá nóng hoặc quá lạnh, cho chim ăn thức ăn có chất bổ, sau một thời gian, chim sẽ khỏi bênh bệnh này cũng thường mắc ở loài chim khieu hot.
Ký sinh trùng làm hại chim họa mi và các loài chim khác
Ký sinh trùng làm hại chim thường rất nhỏ, chúng bám vào lông và da chim, ăn dần lông, da, thậm chí hút cả máu chim. Để phòng ngừa ký sinh trùng cho chim, việc quan trọng nhất là ta phải thường xuyên giữ cho lồng chim được sạch sẽ, khô ráo, đồng thời phát hiện sớm nếu chim bị ký sinh trùng xâm hại hoặc có rận. Khi làm vệ sinh lồng chim ta có thể nhúng lồng chim qua nước sôi già. Đối với nhũng chim bị ký sinh trùng, ta dùng nước pha với vài giọt dầu hỏa rắc vào lông chim, đồng thời dùng bột băng phiến 20% rắc vào lông chim họa mi. Làm như vậy ta có thể tiêu diệt ký sinh làm hại chim.
Bệnh viêm phổi ở chi họa mi
Bênh này không chỉ với chim họa mi mà còn ở chim khướu hay chim chào mào, khi khí hậu thay đổi đột ngột hoặc sau khi tắm xong gặp phải gió mạnh, chim nuôi trong chuồng rất dễ bị cảm, lông vũ tả tơi, thở khò khè, ăn yếu dần, nước mũi chảy ra, có lúc toàn thân run lẩy bẩy.
Cách chữa: đưa chim vào nơi kín gió, ấm áp, nhưng thoáng đãng để tĩnh dưỡng. Cho chim ăn thức ăn có nhiều dinh dưỡng, dùng bông thấm với dầu thầu dầu lau nước mũi cho chim. Hòa nước đường trắng cho chim uống, đồng thời mỗi ngày cho chim uống 2 lần 2 – 3g thuốc Têtraxilin.
Các bệnh trên là những bệnh thường gặp ở chim họa mi cũng như những loài chim cảnh khác, người chơi chim cần chú ý để kịp thời chữa trị cho chim, nếu để lâu trường hợp xấu nhất là chim sẽ mất tiếng hót thậm chí có thể bị chết.
Chim họa mi thường không hay bị bệnh song nếu chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng không hợp lí, chim vẫn có thể mắc phải. Hãy cùng tham khảo cách chữa một số bệnh thường gặp ở chim họa mi sau đây.
Bệnh ỉa chảy
Nguyên nhân, triệu chứng:
Có nhiều nguyên nhân để chim mắc chứng ỉa chảy. Muốn điều trị tốt cần biết rõ nguyên nhân gây bệnh.
- Thông thường nhất của chim họa mi là do chủ nhân ko nắm vững chế độ dinh dưỡng của chim, cho ăn quá nhiều mồi tươi hoặc trong cám có nhiều chất đạm quá không tiêu hóa hết. Thức ăn còn thừa lên men trong ruột, thải ra độc tố là chim ỉa lỏng, phân trắng như bột gạo kèm theo chất nhày của niêm mạc ruột.
- Chim ăn phải thức ăn quá cũ, ẩm mốc dẫn đến ngộ độc Aflatoxin hoặc Micotoxin dẫn đến đi ỉa nước, cai lẫn lộn kèm tho chất nhày của ruột
Nhiếm khuẩn đường tiêu hóa…
Điều trị:
Việc đầu tiên là giảm hoặc ngừng hẳn việc cho ăn mồi tươi, chỉ cho ăn cám cò nhạt nếu chim bị nhẹ sẽ tự khỏi.
Trường hợp nặng hơn: Hiện nay hàng chim nào cũng bán viên thuốc điều trị ỉa chảy của Trung Quốc. Thuốc này hòa với nước cho chim uống bệnh thường khỏi nhanh nhưng sau đó con chim thường mất sức trong một thời gian dài, hãy đến cửa hàng thuốc thú y mua viên thuốc điều trị tiêu chảy gia cầm của Việt Nam về hòa với nước cho uống trong 3 đến 4 ngày chim sẽ khỏi. Trường hợp chim ngộ độc nặng quá có thể tiêm Atropin (thuốc của người)với liều lượng 0,001 đến 0,002 g/lần cho một con chim. Ngày tiêm 2 lần dưới da.
Bản thân mình hay dùng viên Écefuyril(thuốc của người) do Pháp sản xuất màu vàng, đóng 14 viên /vỉ. Loại này hơi đắt tí nhưng rất tốt, Vị hơi ngọt, không mùi, màu vàng chuyên để giải độc tiêu hóa và ỉa chảy. Thuốc mua về lấy ra hai viên, rút vỏ dốc bột màu vàng vào cóng cám cho chim tự ăn, vài ba ngày là khỏi.
Đồng thời làm vệ sinh chuồng trại, dùng phích nước nóng dội vào sàn lồng mỗi ngày một lần sau khi làm vệ sinh.
Bệnh khàn tiếng
Nguyênnhân: Chim bị khan tiếng có hai nguyên nhân đó là viêm thanh quản và giãn thanh quản
Điều trị: Dùng một viên than củi bằng quả trứng gà ngâm vào nửa bắt nước lã sau một đêm, gạn lấy nước đó, vắt thêm mươi giọt nước chanh và bỏ vào vài hạt muối, đổ vào cóng cho chim họa mi uống, khoảng một tuần sau tiêng hot sẽ phục hồi dần.
Bệnh đau mắt
Thỉnh thoảng có con chim bị đau mắt do nhiễm khuẩn. Có người cho là do ăn nhiều sâu quy nên đau mắt. Mình không nghĩ như vậy vì mình cho chim ăn sâu quy thường xuyên nhưng chưa có con nào bó lông hay đau mắt nhưng mấy ông bạn thì có chim đau mắt rồi và nhờ mình chữa. Rất đơn giản là mua lọ Cloramphenicol về nhỏ mối ngày bốn năm lần. Chỉ vài ngày con nào cũng khỏi cả. Bệnh này xuất hiện ở chim cu gáy nhiều hơn họa mi.
Chết đột ngột, mất màu lông, bó lông…
Một số chim tự nhiên rơi xuống ngắc ngoải nếu cấp cứu kịp thời vẫn sống bình thường. Năm 1995 mình bị một trường hợp như vậy. Khi thấy con chim đang đậu trên cầu, tự nhiên rơi xuống sàn lồng, cánh vỗ vật vờ, mỏ ngáp chầm chậm. mình vội bắt ra ủ ấm và dùng viên Ampicilin trộn bột đút cho ăn vì mình nghĩ có thể có vi trùng nên dùng kháng sinh (Sau này mới biết là sai lầm). Đồng thời ngay lúc ấy mình hòa đường Glucoza bơm cho nó vài giọt. Mấy phút sau con chim đứng dậy bình thường, đặt vào lồng nó nhảy ngay lên cầu. Sau này do đọc nhiều tài liệu mới biết là nó thiếu khoáng chất nên bị đột quỵ. Chính mấy giọt đường Glucoza đã cứu nó thoát chết. Những con chim bị mất màu lông, hoặc bó lông chủ yếu cũng là thiếu nguyên tố vi lượng. Đặc biệt yến Kanari đỏ ko cho ăn khoáng rất mau bạc màu.
Tìm bài này trên Google:
- https://nuoitrong123 com/nhung-benh-thuong-gap-o-chim-hoa-mi html