Phòng và trị bệnh nhiễm trùng huyết do vi khuẩn và virut ở Đà Điểu

Nhiễm trùng huyết ở máu nên vi khuẩn rất dễ lây lan đến các bộ phận khác trong cơ thể của Đà điểu. Đà điểu rất dễ chết nếu không được phòng và điều trị kịp thời.

Phòng và trị bệnh nhiễm trùng huyết do vi khuẩn và virut ở Đà Điểu - benh o da dieu

Trên đồng cỏ, đà điểu thường tiếp xúc với mầm bệnh do có thói quen “gặm cỏ”. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp có thể khống chế được điều này. Những con đà điểu non hầu hết dễ mắc các bệnh do virut, do các hệ thống miễn dịch còn kém, hệ thống vi sinh vật ở ruột chưa ổn định, khả năng điều khiển nhiệt độ của cơ thể kém. Điều này cho thấy chúng phụ thuộc vào môi trường được cung cấp bởi nhà chăn nuôi (không chỉ đối với đà điểu mới nở mà gồm cả trứng có phôi đang ấp).

Thông thường, mầm bệnh do vi khuẩn bao gồm: Pseudomonas, Klebsiella, Proteus và Salmonella. Spp, Campylobacter và E.coli. Mặc dù chúng đã được cách ly từ những con ốm nhưng sự lan truyền của chúng luôn luôn không khống chế được. Ví dụ E.coli bình thường là thành phần của hệ vi sinh trong đường ruột, nhưng khi sức đề kháng của cơ thể giảm chúng lại là tác nhân gây bệnh.

Dấu hiệu của nhiễm trùng huyết có thể bao gồm: Hôn mê, mất thăng bằng, không có khả năng đi lại, bại liệt, ỉa chảy, phình trướng, khớp sưng hoặc chết đột ngột. Trước tiên vi khuẩn tăng nhanh về số lượng, độc tố đi vào máu, các cơ quan trong cơ thể đều chịu ảnh hưởng. ở đà điểu non chúng ta thường thấy tổn thương trong miệng, yết hầu, phía sau của cuống họng thường bị sưng, những ổ apxe có thể xuất hiện ở miệng, lưỡi, thanh quản, vòm họng.

Một vài con xuất hiện triệu chứng ở mắt nặng phá huỷ màng Kerati… Khi có thêm Pseudomonas các kháng sinh thích hợp có thể sử dụng nhưng cần lưu ý rằng có một vài loại kháng sinh mà chúng ta đã sử dụng trước đó không được phép có mặt trong sản phẩm động vật. Nếu như đà điểu được phân loại như sản phẩm động vật thì chúng ta sẽ không được sử dụng: gentamicin, roploxacin mà hầu như trước kia luôn luôn được dùng. Trong giai đoạn trước khi giết mổ, kháng sinh không được dùng cho động vật.

Điều này là cần thiết trong tương lai nhằm đảm bảo không làm ảnh hưởng đến chất lượng thịt đà điểu.

Trong thực tế chăn nuôi, cần phải quan tâm đến công tác vệ sinh, giảm nhân tố gây stress, nguồn gây nhiễm bệnh (từ thức ăn, nước uống) luôn luôn chọn lọc và loại thải những con không đạt yêu cầu.

Nhiễm trùng huyết do Clotidium gần đây đã mang lại nhiều gợi ý mới mặc dù chúng đã có mặt trong các đàn vật nuôi từ nhiều năm nay. Nét nổi bật của nhiễm trùng huyết là: đà điểu chết đột ngột, thường không có dấu hiệu rõ ràng, vì đã không sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị đà điểu mắc bệnh này ở mọi lứa tuổi. Clotidium thường sống ở ruột đà điểu, khi con vật bị stress (mật độ đàn cao, thay đổi thời tiết đi kèm với thay đổi của thức ăn, đặc biệt là sự tăng đột ngột nhiệt độ…), làm bùng nổ bệnh dịch. Khi bệnh dịch xảy ra lần đầu, kháng sinh có thể hạn chế được thiệt hại nhưng không giảm được số đà điểu bị chết. ở nước ngoài, vacxin thông dụng cho đà điểu là của Australia và vacxin này thường không có hiệu quả. Vacxin tốt nhất là vacxin 8 types AB. Loại vacxin này được sản xuất cho xuất khẩu và sử dụng ở Australia. Cần nhớ rằng vacxin 8 types AB chỉ có tác dụng đối với đà điểu Australia và khi sử dụng vacxin này phải tuân theo điều kiện nghiêm ngặt trong bảo quản sử dụng.

Còn một vài bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn khác như: bệnh lao do Mycobacterium spp có thể dẫn đến hội chứng hoại tử mãn tính trong đà điểu trưởng thành. Bệnh này có khả năng lây lan cao, có thể chuyển sang người và nó làm một bệnh phải khai báo trong nhiều quốc gia.

Dịch Salmonella có thể đặc biệt ảnh hưởng đến đà điểu và con đà điểu dò gây nên giảm trọng lượng nhanh, hôn mê, sưng chân và khớp, trong một vài trường hợp dẫn đến ỉa chảy, mặc dù hiếm khi gặp ở đà điểu nhưng nó cũng gây ảnh hưởng đáng kể.

Virut Corona đã được phân lập ở Mỹ và Nam Phi bị nghi ngờ là nguyên nhân gây chết đà điểu con ở Australia (Button, 1995). Nó đặc biệt ảnh hưởng đến đà điểu non từ 5 ngày đến 3 tháng tuổi, là nguyên nhân gây kiết lị, đôi khi lẫn máu, mất nước, bại liệt và thường chết trong 12h khi xuất hiện bệnh, lây lan nhanh, tỷ lệ chết cao do virut, nên bệnh có khả năng điều trị nhưng ngăn chặn sự lây lan qua dụng cụ là rất khó khăn. Cách ly, vệ sinh nghiêm ngặt, công tác kiểm dịch là cần thiết.

Virut Adeno là nguyên nhân gây ỉa chảy, giảm trọng lượng, hôn mê và gây chết đà điểu con ở Mỹ (Ranes, 1995). Virut này truyền qua trứng. Tỷ lệ chết có thể là 100% đối với đà điểu dưới 2 tháng tuổi. Đà điểu trưởng thành không bị ảnh hưởng lặp lại những cố gắng nuôi cấy virut ở Australia với hội chứng ỉa chảy gây chết đã không thành công (Button, 1995).

Phòng và trị bệnh nhiễm trùng huyết do vi khuẩn và virut ở Đà Điểu - da dieu tha cat 2 tuan tuoi

Pox virut là nguyên nhân gây nhiễm trùng huyết và thương tổn bên ngoài ở nhiều loài chim nhưng ở đà điểu nó gây thương tổn ở mí mắt và dọc sống mũi mà có thể trở thành bệnh thứ phát virut được lây lan do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp do côn trùng hút máu như con muỗi. Thông thường bệnh tự hạn chế, nhưng tiêm phòng mang lại hiệu quả tốt hơn.

 

Thảo luận cho bài: Phòng và trị bệnh nhiễm trùng huyết do vi khuẩn và virut ở Đà Điểu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *