Bù Lạch bọ Trĩ thường gây hại nặng ở giai đoạn cây con trên nhiều loại cây như cà, đậu, ớt, dưa bầu bí.…
Đặc điểm nhận biết:
Cơ thể con trưởng thành và con non rất nhỏ, con trưởng thành màu vàng đậm hoặc màu đen, cánh là những sợi tơ mảnh, cuối bụng thon. con non không cánh, hình dạng giống trưởng thành, màu xanh vàng nhạt. Con trưởng thành di chuyển nhanh, đẻ trứng trong mô mặt dưới lá.
Thành trùng và ấu trùng của bõ trĩ
Điều kiện phát sinh, gây hại:
Bọ trĩ phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng và khô. Chúng gây hại nặng từ giai đoạn cây con đến ra hoa, đậu trái, làm cây chùn đọt, cây không vươn lóng, trái không phát triển.
Con trưởng thành và con non sống tập trung ở đọt non hay ở mặt dưới lá non, chích hút nhựa làm cho đọt bị xoăn lại, bọ trĩ kết hợp với rệp làm cho đọt non bị sượng ngẩn đầu lên cao (bắn máy bay hay đầu lân).
Triệu chứng gây hại của bọ trĩ:
Bù lạch kháng thuốc mạnh, bù lạch còn là môi giới truyền bệnh virus cho cây.
Bọ trĩ là môi giới truyền bệnh virus Cucumber Mosaic
– Bọ trĩ thường gây hại nặng ở vùng chuyên canh, nên trồng đồng loạt và tránh gối vụ, kiểm tra ruộng dưa thật kỹ để phát hiện sớm ấu trùng bọ trĩ..
Vòng đời: trung bình 18 – 25 ngày.
Trứng: 2 – 4 ngày.
Ấu trùng: 4 – 6 ngày.
Tiền nhộng: 1 – 2 ngày.
Nhộng: 1 – 2 ngày.
Trưởng thành: 10 – 11 ngày.
Biện pháp phòng trừ:
– Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt. Trong mùa khô nóng, tưới đều đặn bằng cách phun mưa để cho ruộng dưa ẩm và mát, hạn chế bọ trĩ phát triển.
– Bọ trĩ có sức kháng thuốc mạnh và mau quen thuốc, vì vậy cần dùng các thuốc có tác dụng tiếp xúc mạnh và thay đổi loại thuốc giữa các lần phun. Các thuốc có hiệu quả cao là Confidor, Polytrin, Dragon,… nên phun thuốc đồng loạt cả cánh đồng dưa và bờ cỏ.
Nguồn: sưu tầm