Site icon Nuoitrong123

Thông ba lá (Ngo trắng )

Thông ba lá có tên khác: Ngo trắng. Tên khoa học: Pinus kesiya Royle ex Gordon hoặc Pinus insularis Endl. hoặc Pinus khasya Royle ex Hook.f. Họ thực vật: Thông (Pinaceae).

1. Đặc điểm hình thái

Cây gỗ cao 30-40 m, thân thẳng tròn, vỏ mầu nâu sẫm, nứt dọc sâu, sau bong mảnh không đều. Lá dạng kim dàI 15-20cm, mọc cụm 3 chiếc trong một bẹ, mầu xanh thẫm, mềm thường tập trung ở đầu cành; bẹ lá dài 1cm.

Nón đơn tính cùng gốc, nón đực dạng bông ngắn, nón cái hình trứng, lúc non mầu xanh bóng. Khi chín, nón dài 5-10cm mầu nâu đậm gồm nhiều vẩy hoá gỗ. Vẩy nón dày, cứng, rốn hơi lồi có hai đường gồ chéo nhau ở giữa, mái vẩy đôi khi có gai.

Ra nón tháng 2-3, chín tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Khi chín hạt tách ra có cánh dài 1-2 cm.

2. Đặc tính sinh thái

Cây mọc tự nhiên ở trên các vùng núi cao nhiệt đới Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Việt Nam thành quần thụ thuần loại hoặc hỗn giao với các loài khác. Ở  Việt Nam phân bố tập trung ở các tỉnh Lâm Đồng và Hoàng Su Phì (Hà Giang), Gia Lai, Kon Tum. Hiện nay đang được trồng rộng rãi ở các tỉnh Tây Nguyên và một số huyện vùng cao biên giới Việt – Trung nơi có lượng mưa từ 1500-2000 mm, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất 150C, tháng nóng nhất 26-290C, thích hợp với đất chua hoặc hơi chua, thành phần cơ giới trung bình, thoát nước tốt. Có thể trồng Thông ba lá cả nơi đất nghèo dinh dưỡng, nhưng không sống được ở nơi đất kiềm  hoặc mặn.

Là loài cây ưa sáng, trong vườn ươm cần có độ che thích hợp từ 25-35% ánh sáng, sau đó hoàn toàn ưa sáng. Khả năng tái sinh bằng hạt mạnh.

Nguồn: vafs.gov.vn

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên mục

Exit mobile version