Thuộc họ trần bì, có vị chua pha nhẫn, tính mát, không độc. Ngoài tên quen thuộc là chanh ta, còn có loại chanh mỏng vỏ mỏng như giấy, nước nhiều, gọi là chanh giấy. Tên khoa học Citrus lemonaea.
Nhiều vitamin C và chứa nhiều vi lượng sinh tố A, B1, B2. Chanh còn chứa đường, calci và kẽm.
Nước cốt chanh làm nước mát giải nhiệt. Nước chanh ta, chanh giấy; vỏ, hột được chiết xuất thành nước nhuộm bảo vệ tóc, giảm huyết áp cao, giải tỏa sự căng thẳng thần kinh, giải tỏa chướng hơi, sình bụng, giải độc cho cơ thể. Đặc biệt, hột chanh còn giải phóng sự kết sỏi thận mãn rất hiệu quả nếu kết hợp với cam thảo đất.
Những đơn thuốc sử dụng chanh ta, chanh giấy hoặc kết hợp với các vị chữa trị bệnh như sau:
– Chữa tê thấp gối, đau nhức tứ chi, thần kinh tọa, viêm bong võng mạc: Dùng 2 quả chanh ta rửa sạch, đặt lên vỉ than, nướng cháy khoảng 10 phút. Vắt cả nước, tinh dầu vào 650ml nước; sắc chung với 12gr câu kỷ tử, 15gr thục địa, 20gr củ mài (hoài sơn), 8gr sa sâm, 10gr mẫu đơn bì, 12gr thạch hộc, 20gr sơn thù. Còn 150ml, chia làm 3 phần uống trong 15 ngày.
– 2 quả chanh tươi, vắt lấy nước cốt, 50gr hà thủ ô, 20gr đậu đen. Nấu trong 250ml nước còn 100ml. Gội đầu (không xà bông), sau đó chải đều sẽ giúp tóc lâu bạc, không gàu, ít rụng, nhanh mọc tóc mới.
– Người viêm thanh quản, khàn giọng, ho có đàm, rát đau cuống họng: Cắt lát nhỏ 1 quả chanh giấy 20gr, cho vào 5gr đường phèn hoặc 1gr muối, chưng cách thủy 20 phút. Ăn liên tục 2 ngày.
– Đau thận mãn do thận dương suy yếu dẫn đến đổ mồ hôi tay chân, mồ hôi trộm về đêm, tinh huyết không thông kinh mạch: Dùng 15gr bột chanh tươi, sao vàng khử thổ kèm vị thuốc: 12gr câu kỷ tử, 15gr hoài sơn, 20gr sơn thù, 20gr lộc giác giao, 15gr đỗ trọng, 12gr nhục quế chi, 10gr đương quy. Sắc chung trong 1 lít nước còn 250ml. Chia làm 5 phần, uống trong ngày. Liên tục 3 tuần.
– Trẻ 10-18 tuổi bị động kinh: Bỏ vỏ (để tránh tinh dầu làm ngạt thở) vắt nước cốt chanh đổ vào miệng. Đợi 5 phút để hồi phục.
Nguồn: sưu tầm