Thời gian gần đây bà con nông dân tại các tỉnh thành nói chung đều đang gặp rất nhiều khó khăn trong chăn nuôi vịt đẻ đặc biệt là thực trạng: “Vịt đẻ thường bị xuống trứng, đẻ tỷ lệ rất thấp, không ổn định và kéo theo chất lượng trứng giảm sút như quả nhỏ, mỏng vỏ, dễ vỡ…”.
Sau đây chúng tôi xin đưa ra những nguyên nhân và cách khắc phục những khó khăn trên mà bà con thường gặp phải khi chăn nuôi vịt đẻ:
Nguyên nhân thứ nhất: Do đàn Vịt đã bị bệnh Viêm Phế Quản Truyền Nhiễm do Virus Coronavirus gây ra và có nhiều typ khác nhau. Đây là một loại bệnh cấp tính của đường hô hấp và có khả năng lây lan rất mạnh. Ở Vịt, gà con (dưới 20 ngày tuổi) thường gây ra tỷ lệ chết rất cao. Đối với vịt ở giai đoạn đẻ trứng bệnh thường không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng ngoài việc tỷ lệ đẻ giảm đột ngột tới 50-70% so với thời kỳ đẻ đỉnh cao đồng thời kéo theo chất lượng trứng rất kém như vỏ mỏng, quả nhỏ. Vậy tại sao vịt lại đẻ giảm đột ngột, ở đây là do virus gây hại trực tiếp buồng trứng làm cho buồng trứng bị biến dạng hoặc xuất huyết, đôi khi còn thấy buồng trứng bị teo đi dẫn đến không hình thành trứng trong buồng trứng làm cho tỷ lệ đẻ giảm đột ngột. Ngoài ra còn thấy xuất hiện lòng đỏ loãng trong xoang bụng, giảm chiều dài ống dẫn trứng, gây tổn thương lâu dài ống dẫn trứng trong suốt chu kỳ đẻ.
Nguyên nhân thứ hai: Do mất cân bằng dinh dưỡng đầu vào và rối loạn quá trình hấp thu dinh dưỡng
-Vịt đẻ trứng quả nhỏ và tỷ lệ thấp: Do khả năng hấp thu protein kém hoặc trong khẩu phần ăn không đủ protein trong khoảng thời gian dài kết hợp với việc chất lượng thức ăn kém, thức ăn nhiễm độc tố do nấm aflatoxin sinh ra. Mặt khác trong khẩu phần ăn mất cân bằng dinh dưỡng đặc biệt là thiếu các nhóm Vitamin D dẫn đến việc hấp thu Ca kém do đó dẫn đến hiện tượng trứng vỏ mỏng dễ vỡ.
-Do thời tiết nắng nóng kéo dài, không khí ô nhiễm: Trong quá trình chăn nuôi các chất thải của vịt đẻ không được xử lý triệt để như mùi hôi thối của phân thải ra cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp, do trong chất thải có chứa các khí gây độc như: NH3, H2S làm cho Vịt đẻ bị Stress đặc biệt khi thời tiết nắng nóng kéo dài quá trình giảm đẻ sẽ diễn biến nhanh hơn.
Nguyên nhân thứ ba: Vịt bị hội chứng giảm đẻ do BYD virus gây lên. Nếu vịt bị bệnh này sẽ làm cho Buồng trứng xuất huyết nghiêm trọng, viêm buồng trứng và thoái hóa trứng non luôn xuất hiện dai dẳng ở vịt mắc bệnh. Một số có biểu hiện nang trứng vỡ và viêm màng bụng, đôi khi lách sưng. Biến đổi bệnh lý thể đặc trưng nhất của bệnh là xuất huyết buồng trứng, nang trứng hẹp và vỡ. Dẫn đến trứng không được hình thành.
*Cách khắc phục:
– Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, phun thuốc sát trùng định kỳ 2 tuần một lần.
– Sử dụng các chất trợ sức, tăng sức đề kháng: Vitamin, điện giải, giải độc để cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn.
– Dùng Soramin liều 1-2ml/lít nước uống để tăng cường chức năng gan thận và giải độc.
– Điều trị bệnh theo nguyên tắc: Trợ lực + Giải độc + chống xuất huyết + hạn chế mắc bội nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh khác.
– Sử dụng luân phiên một trong những thuốc kháng sinh sau:
+Dùng Moxcolis liều 1g pha với 1,5 lít nước tương đương 1g/5kg thể trọng vịt.
+Dùng Nexymix liều 1g với 2-3 lít nước tương đương 1g/10kg thể trọng vịt
+Dùng Suntrimix liều 1g với 1,5 lít nước tương đưỡng 1g/5kg thể trọng
Dùng trong 3-5 ngày liên tục để phòng các bệnh kế phát
– Kết hợp cho vịt đẻ ăn thường xuyên Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái theo đúng tỷ lệ
Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu: Acid amin; Khoáng chất đặc biệt là vi lượng (Ca, Mg, Fe, Zn..), Vitamin và các chủng vi sinh vật hữu hiệu do đó sau quá trình sử dụng chế phẩm VST cho Vịt, Gà đẻ từ 5-10 ngày sẽ đạt được những hiệu quả kinh tế sau đây:
Thứ nhất: Tăng sức đề kháng, phòng bệnh chủ động cho đàn vật nuôi, hạn chế tối đa dịch bệnh trên đàn vịt, gà đẻ đặc biệt là những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như tiêu chảy, phân trắng… Vịt, gà khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông mượt.
Thứ hai: Nâng cao khả năng hấp thụ dinh dưỡng, hỗ trợ vật nuôi tiêu hóa tối đa thức ăn qua đó giảm mùi hôi phân đến 80-90%. Hạn chế ô nhiễm môi trường không khí (Khí NH3 và H2S được giảm tối đa) do đó các bệnh hen khẹc được hạn chế.
Thứ ba: Tăng tỷ lệ đẻ trứng, vật nuôi đẻ trứng ổn định trong thời gian dài đồng thời nâng cao chất lượng trứng rõ rệt: Trứng to, độ đồng đều cao, vỏ dầy đặc biệt là phôi chứa đầy đủ chất dinh dưỡng là tiền đề cho quá trình nâng cao tỷ lệ ấp nở sau này.
Tỷ lệ pha trộn chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái: 1ml chế phẩm pha trộn với 2kg cám hỗn hợp viên cho vịt đẻ ăn 2 ngày một lần, vào bữa chiều tối. Lượng chế phẩm VST sử dụng cho vịt đẻ phải trộn vừa đủ với 50-60% khẩu phần ăn/ngày (Tính cho ngày sử dụng chế phẩm VST).
Hy vọng với những chia sẻ về kỹ thuật cũng như kinh nghiệm trên đây sẽ giúp bà con chăn nuôi vịt đẻ thành công, hạn chế thấp nhất thiệt hại kinh tế.