Cá Ngựa

Cá Ngựa (Hippocampus) không chỉ là mặt hàng hải sản mà còn là một vị thuốc quý trong Đông y được gọi là “nhân sâm phương Nam”.

 

Cá Ngựa - ca ngua

Đặc tính sinh học của cá ngựa

Cá ngựa có hình dáng cong queo, gấp khúc, phần đầu và phần ngực gần như vuông góc; mồm hình ống, ngực và bụng lồi (do 10-13 chiếc xương cong ra tạo thành), đuôi dài, nhỏ và cuộn khúc 4 vòng, không có vây bụng và vây đuôi.

Đầu và thân cá đực có nhiều gai, cơ thể màu lá cọ, ở một số con có thể có chấm nhỏ màu nâu, bụng cá (phần gần đuôi) có túi sinh dục

Cá ngựa cái khác cá ngựa đực ở điểm không có gai, da sáng và nhẵn.

Cá ngựa mẹ có phần bụng phình to, khoang bụng rộng. Cá ngựa bố cơ thể dài, to, túi trước bụng phát triển hoàn chỉnh.

Thông thường, thả nuôi riêng rẽ cá ngựa bố mẹ với mật độ 20 con/m3. Hằng ngày, tiến hành cho cá ăn thức ăn tươi sống, giŕu chất dinh dưỡng từ 3 đến 4 lần. Sau một thời gian vỗ béo, khi cá ngựa bố mẹ đă thành thục, người ta duy trì nhiệt độ nước ổn định trong khoảng >20oC, tiến hành phối giống với tỷ lệ là 1 con đực, 1-2 con cái.

Cá ngựa thường giao phối vào sáng sớm hoặc chập tối. Vào thời kỳ này, cá bố mẹ ăn ít, cơ thể nhạt màu hơn trước. Ban đầu cá đực và cá cái đuổi nhau, chúng tiến lại gần và áp bụng vào nhau, cá đực sẽ mở rộng miệng túi đón lấy trứng từ lỗ sinh dục của cá cái, đồng thời phóng tinh dịch để thụ tinh cho toàn bộ số trứng đó. Trứng đă thụ tinh sẽ phát triển trong túi của cá đực. Ngay sau khi giao phối, túi của cá ngựa đực nhỏ, trong và rất mềm. Càng về sau, do các hợp tử phát triển, túi ngày một to lên, màu sắc sẫm lại, túi có trạng thái một khối rắn chắc. Trong suốt thời gian ấp trứng, cá ngựa đực rất ít vận động, chúng có xu hướng lặn sâu xuống đáy bể, ăn ít. ở thời kỳ này, cá ngựa bố hoŕn toàn tập trung vào công việc bảo vệ và nuôi dưỡng phôi thai.

Nguồn: vietlinh.vn

Thảo luận cho bài: Cá Ngựa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *