Sử dụng đúng kỹ thuật là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của vaccine.
Bảo quản vaccine
Việc bảo quản vaccine phải tuân thủ theo đúng quy định. Nhiệt độ thích hợp để bảo quản vaccine nhược độc < 00C, vaccin vô hoạt 2 – 80C. Nên sử dụng riêng tủ bảo quản vaccine và thường xuyên vệ sinh, sát trùng tủ nhằm đảm bảo vô trùng. Vận chuyển xa phải sử dụng hộp xốp, phích đá để bảo quản, nếu gần thì bảo quản bằng túi ni lông tối màu và đá giữ lạnh.
Cấp vaccine
Kỹ thuật sử dụng vaccine
Sử dụng đúng kỹ thuật là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của vaccine. Trong quá trình tiêm cần tuân thủ 3 nguyên tắc: đúng đối tượng, đúng liều lượng và đúng vị trí theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sử dụng liều thấp thì lượng kháng thể sinh ra thấp, dẫn đến khả năng đáp ứng miễn dịch thấp; mặt khác, sử dụng liều vaccine cao quá thì có thể làm tê liệt khả năng đáp ứng miễn dịch, dẫn đến không có kháng thể miễn dịch.
Trong quá trình tiêm nếu thuốc bị tràn ra ngoài, vật nuôi chỉ nhận được một phần vaccine thì khả năng miễn dịch cũng không tốt. Để tránh thuốc tràn ra ngoài, từ vị trí tiêm, nên kéo da qua một bên trước khi đâm kim.
Sử dụng vaccine quá sớm
Trong quá trình nuôi, chú ý không tiêm vaccine vào những con quá nhỏ. Những con quá nhỏ cơ thể chưa hoàn chỉnh nên khả năng đáp ứng miễn dịch còn rất yếu và đa phần chúng đang còn kháng thể của mẹ truyền cho. Kháng thể mẹ truyền có ảnh hưởng lớn đến khả năng đáp ứng miễn dịch của vật nuôi, việc làm vaccine khi kháng thể mẹ truyền của đàn gà còn cao, sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhân lên của virus vaccine, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng miễn dịch.
Thời điểm sử dụng
Sử dụng vaccine khi vật nuôi bị stress sẽ ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng miễn dịch. Đặc biệt khi vật nuôi bị bệnh, hệ thống miễn dịch bị tổn thương, khả năng đáp ứng miễn dịch kém hoặc sẽ làm cho phản ứng vaccine càng thêm trầm trọng. Một số trường hợp làm vaccine khi vật nuôi đang ủ bệnh, sẽ làm tăng tỷ lệ nhiễm, bùng phát bệnh, thậm chí có thể gây chết.
Nguồn: sưu tầm