Nội dung chính
Ba ba đã trở thành một đối tượng nuôi phổ biến trên khắp cả nước ta, đem lại lợi nhuận lớn, góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho nhiều gia đình.
Nuôi ba ba không cần đất rộng mà chỉ vài chục mét vuông, thậm chí xây bể trên tầng lầu cũng nuôi tốt.
Sức đề kháng của ba ba khá mạnh, trong quá trình nuôi, nói chung ít sinh bệnh nhưng nếu quản lý không tốt, sẽ vẫn bị bệnh. Vì vậy, việc phòng bệnh trong nuôi ba ba là khâu rất quan trọng.
1. Bệnh sưng cổ
Là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra.
Triệu chứng:
Cổ sưng to, bụng có các nốt mụn đỏ, mắt trắng đục, khi bị nặng chảy máu mũi, hai mắt sưng đỏ có khi bị mù.
Cách phòng trị:
– Đảm bảo nước ao nuôi sạch sẽ.
– Trộn thuốc Tetracyline hay Chlorocid hoặc Sulfamidine… vào thức ăn, cho ăn trong 3 ngày liền, lượng thuốc ngày đầu 0,2g/kg thức ăn, các ngày sau giảm đi một nửa.
2. Bệnh nấm thủy mi
Do nấm thủy mi gây ra thường thấy ở ba ba giống vào mùa xuân nhiệt độ lạnh (18-22 độ C).
Triệu chứng:
Trên vùng da bị thương có các bông nấm trắng, thường ký sinh ở cổ, chân, mai, bụng. Lúc mới phát bệnh ba ba kém ăn, lờ đờ. Bệnh nặng mai lưng mềm và mỏng, hoạt động yếu ớt rồi chết.
Cách trị:
Cho ba ba bò lên cạn phơi nắng để diệt nấm, bảo đảm nước ao sạch sẽ.
Ngâm ba ba trong dung dịch xanh Malachite 1,5-2 g/m3 nước (thuốc này đã bị cấm sử dụng theo QĐ 20/2003/QĐ-BTS).
3. Bệnh loét da
Bệnh do nhiễm trùng vết thương gây ra, chất độc do vi khuẩn tiết ra làm loét da chân, cổ, nách… khi nặng còn lòi cả xương.
Cách phòng trị:
– Đảm bảo nước ao luôn sạch sẽ.
– Cách ly con bệnh với con khỏe.
– Ngâm con bệnh trong dung dịch thuốc kháng sinh 10 ppm Sulfamis, trong 48 giờ.
– Hạn chế ba ba cắn nhau dễ gây bị thương.
4. Bệnh nấm lông (bệnh đốm trắng)
Là bệnh truyền nhiễm do nấm gây ra. Bốn chân và viền mép có đốm, lúc đầu xuất hiện ở viền áo sau đó lan rộng thành đốm trắng làm cho da bị thối rữa, rùa kém ăn, hoạt động không bình thường. Nếu bệnh phát sinh ở hầu làm nó khó thở, mà chết.
Bệnh xảy ra thường vào tháng 5-7.
Cách chữa:
Khi có bệnh dùng vôi tẩy ao, đảm bảo nước luôn sạch. Rùa bị bệnh dùng thuốc mỡ xanh Methylen 1%, hay thuốc mỡ Tetracycline 1% bôi vào chỗ nấm. Dùng Refamicine bôi trực tiếp vào vết loét sau khi bóp kén ra.
5. Bệnh lở cổ
Là loài bệnh truyền nhiễm do vi khẩu gây ra, chỗ bị bệnhbị sinh vật bám như miếng bông. Cổ hoạt động khó khăn, kém ăn, có con không cử động, nếu không chữa sau vài ngày là chết.
Cách chữa:
– Dùng nước muối 5% tắm cho rùa 1 giờ, hay dùng 5 phần vạn xanh Methylen tắm trong 15 phút, hay dùng các loại thuốc mỡ Peliciline bôi vào chỗ bệnh.
6. Bệnh đỏ cổ
Là loại bệnh truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh có thể là vi rút, cũng có thể là vi khuẩn đơn bào.
Bệnh hay phát sinh vào mùa mưa phùn. Con bị bệnh bụng có đốm đỏ, hầu và cổ sưng, đầu thò ra nhưng không rụt lại được, hoạt động chậm chạp kém ăn. Bệnh nặng thì mồm và mũi chảy máu, ruột viêm tấy, toàn thân sưng đỏ, mắt đục trắng, bị mù, không bao lâu thì chết.
Cách chữa:
Khi phát hiện bệnh lập tức cách ly con bệnh, dùng vôi tẩy ao và thay nước mới. Dùng các loại kháng sinh Biomyxin, tetracycline, Peniciline. Mỗi kilogam trọng lượng tiêm 15 vạn đơn vị (tiêm vào đùi). Nếu thấy không giảm thì dùng tiếp một liều nữa hoặc thay kháng sinh khác. Hoặc trộn thuốc vào thức ăn. Mỗi kilogram rùa cho ăn 0,2 g Sulfamidine, qua ngày thứ hai giảm một nửa, cho ăn liên tục 6 ngày.
Nguồn: vietlinh.vn